Kịch
bản ứng phó khi dịch bệnh lan rộng
Cập nhật lúc 08:08
Trước tình hình dịch lan ra cộng đồng,
lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng đã
sẵn sàng những kịch bản, phương án ứng phó với từng giai đoạn để ngăn chặn
dịch Covid-19.
Điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh đới
T.Ư. Ảnh: Thúy Anh
Mất dấu F0, mọi người nên làm
gì?
Bác sĩ (BS)
Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1
TP.HCM, nhìn nhận Việt Nam đang ở giai đoạn 3 của dịch bệnh Covid-19 là xuất
hiện các ca bệnh trong cộng đồng và việc mất dấu F0 chắc chắn sẽ xảy ra do
cách ly chưa hết những người có nguy cơ mắc bệnh.
BS Khanh giải
thích có 2 tình huống có thể xảy ra khi mất dấu F0. Thứ nhất, F0 xuất hiện
triệu chứng và tới BV khám, lúc này BS sẽ điều tra dịch tễ, nếu nguy cơ sẽ
được cách ly và xét nghiệm. Trường hợp này bệnh nhân (BN) sẽ lây cho người
khác trước khi phát bệnh và lượng bị lây tùy theo mức độ tiếp xúc.
Thứ hai, F0 mắc
các triệu chứng rất nhẹ và có thể tự hết bệnh không cần đi BV điều trị.
Trường hợp F0 này có thể lây cho một vài người qua tiếp xúc gần. Như vậy cả 2
trường hợp F0 “lọt lưới” trên đều có đặc điểm chung là lây bệnh cho người
khác qua tiếp xúc gần.
Theo BS Khanh,
nếu F0 có bị bỏ sót thì đường lây nhiễm quan trọng bậc nhất vẫn là tiếp xúc
gần, nếu không có biện pháp để phòng ngừa mang khẩu trang, rửa tay. Kể cả
trong tình huống F1 có trở thành F0 mà không hề hay biết cũng sẽ xảy 2 tình
huống như trên. Nhưng F0 sẽ bị ngăn lại nếu F0 biết mang khẩu trang, rửa tay
thường xuyên, hạn chế tiếp xúc người khác...
BS Khanh khuyến
cáo để không bị lây bệnh từ các ca mất dấu như F0, F1... mọi người cần phải
mang khẩu trang khi đi ra ngoài, không tập trung đông quá 2 người, giữ khoảng
cách giao tiếp 2 m. Nếu tất cả chúng ta cùng nhau thực hiện tốt theo cách
trên thì F0 hay F1, F2 chuẩn bị thành F0 cũng không còn ý nghĩa gì.
Vì tất cả mọi
người đều phòng ngừa, ngăn chặn nguồn lây. Ngoài ra, người F0 lọt lưới nếu họ
không biết mình mắc bệnh nhưng tuân thủ đúng mang khẩu trang, tiếp xúc giữ
khoảng cách 2 m thì cũng không thể phát tán được vi rút để lây cho người khác.
Cũng theo BS
Khanh trong 2 - 4 tuần tới là thời gian rất quan trọng để quyết định công tác
phòng chống dịch. Nếu có thêm các trường hợp F1, F2, F3 thành F0, nhưng tất
cả mọi người cùng thực hiện tốt cách ly xã hội, giữ khoảng cách, tự
bảo vệ bản thân bằng cách đeo khẩu trang, mang mũ chống giọt bắn, rửa tay,
không đưa tay lên mắt, mũi, miệng… thì F0 dù “lọt lưới” cũng khó có thể lây
bệnh cho người khác.
Ngoài ra, cần
phải mở rộng giám sát tất cả những ca thuộc nguy cơ và huy động mọi nguồn lực
giám sát. Yêu cầu người F0 khai báo y tế,
lộ trình di chuyển, tiếp xúc với ai để khoanh vùng giám sát. Mọi người dân
cần thông báo ngay triệu chứng cho y tế để xét nghiệm ngay cả khi có triệu
chứng nhẹ.
Thực hiện quyết liệt việc phân
tuyến
Theo ông Lương
Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), ứng phó với diễn
biến dịch lây trong cộng đồng, cần thực hiện quyết liệt việc phân tuyến,
triển khai BV vệ tinh để điều trị BN theo quy định, nhằm giảm tải các BV
tuyến cuối khi số mắc tăng cao.
Thực hiện tiếp
nhận, thu dung điều trị, quản lý ca bệnh và theo dõi cách ly triệt để tại địa
phương (tại khoa truyền nhiễm, BV đa khoa tuyến tỉnh); chỉ chuyển người bệnh
tới BV tuyến cuối khi có diễn biến nặng. Đặc biệt, hệ thống chẩn đoán bệnh
trực tuyến đang được duy trì giúp các BN nặng điều trị tại tuyến tỉnh vẫn
được chẩn đoán, điều trị bởi các chuyên gia đầu ngành, giảm thấp nhất tử vong.
Bộ Y tế cho hay
trong trường hợp khi các ca bệnh tập trung tại một vài địa phương, thì xem
xét để thiết lập cơ sở chuyên khoa điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp tại
khu vực xảy ra dịch bệnh. Các BV chủ động triển khai kế hoạch mở rộng việc
thu dung, điều trị BN; sẵn sàng thiết lập các BV dã chiến dân y khi cần
thiết. Ngoài ra, cần chủ động phương án thiết lập cơ sở cách ly điều trị tại
chỗ áp dụng đối với trường học, nhà máy, xí nghiệp, công sở, đơn vị quân đội
có các trường hợp nhiễm bệnh.
GS Nguyễn Thanh
Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, khẳng định số người được xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 sẽ
mở rộng, nhưng các địa phương không lo thiếu test và sinh phẩm xét nghiệm.
Sau đợt đầu tiếp nhận 100.000 test chẩn đoán nhanh, sẽ có thêm các đợt về
mới, với khoảng 400.000 test và sinh phẩm xét nghiệm trong vòng 3 tuần tới.
Việc này sẽ được đảm bảo lâu dài cho chống dịch.
Đã được chủ động hoàn toàn
Theo Bộ Y tế,
kịch bản ứng phó với giai đoạn 3 (khi dịch lây trong cộng đồng) đã được chủ
động hoàn toàn. Với giai đoạn hiện nay, công tác giám sát, dự phòng cần tập
trung triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới. Thực
hiện việc giám sát trường hợp bệnh, điều tra và theo dõi chặt chẽ các trường
hợp tiếp xúc.
Mở rộng xét nghiệm sàng lọc bệnh nhân Covid-19 trong cộng đồng.
Ảnh: Trần Cường
Tăng cường giám
sát các chùm ca bệnh viêm đường hô hấp cấp có yếu tố dịch tễ liên quan tại
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng. Đồng thời, tăng cường giám sát
dựa vào sự kiện, giám sát viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút; kịp thời xác
minh, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, xử lý sớm các ổ dịch
trong cộng đồng. Tiếp tục duy trì việc giám sát tại cửa khẩu để giảm nguy cơ
các trường hợp mắc bệnh nhập cảnh hoặc xuất cảnh.
Thứ trưởng Bộ Y
tế Nguyễn Trường Sơn cho hay với yêu cầu tăng cao về số mẫu cần xét nghiệm,
Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương rà soát mở rộng các phòng xét nghiệm tại
các viện vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, các BV tuyến T.Ư và một số trung tâm
kiểm soát bệnh tật tỉnh, TP, nơi có đủ điều kiện xét nghiệm chẩn đoán tác nhân
gây bệnh.
Hệ thống y tế
cần tăng cường giám sát, xét nghiệm để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ
lây lan của dịch bệnh. Cùng với test nhanh sàng lọc ca bệnh, đến nay đã có 26
đơn vị đủ năng lực xét nghiệm xác định ca bệnh dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Như vậy, nhiều
địa phương đã chủ động trong việc xác định chính xác ca bệnh, chứ không phải
chờ các viện tuyến T.Ư.
Cả
nước thêm 10 bệnh nhân Covid-19
Ngày 3.4, cả
nước ghi nhận thêm 10 BN Covid-19, nâng tổng số BN tại VN lên 237 ca. Trong
đó, có 1 BN là nhân viên Công ty TNHH Trường Sinh (cung cấp suất ăn, nước
uống cho BV Bạch Mai, Hà Nội); 2 BN liên quan tới ổ dịch quán bar Buddha
(Q.2, TP.HCM). 7 BN còn lại đều từ nước ngoài về và hầu hết đều được cách ly
ngay từ lúc nhập cảnh.
Đến nay,
liên quan ổ dịch BV Bạch Mai có 43 BN, trong đó 27 BN là nhân viên Công ty
Trường Sinh; các BN còn lại ngoài 2 nữ điều dưỡng (BN 86, 87) đều là BN,
người nhà BN tại BV Bạch Mai. Liên quan tới ổ dịch bar Buddha thì có 17 BN.
Tuy nhiên, tới nay, ở cả 2 ổ dịch đều chưa xác định được BN nhiễm bệnh đầu
tiên (F0), trong khi đó, có nhiều BN là F3 của các BN mắc bệnh từ 2 ổ dịch
này.
Đáng chú ý,
BN 237 (nam, 64 tuổi, quốc tịch Thụy Điển) đã tới Việt Nam từ cuối tháng
12.2019 và di chuyển tới nhiều nơi. BN bị ung thư máu (bạch cầu cấp) và được
phát hiện nhiễm bệnh Covid-19 do ngày 26.3 bị tai nạn phải đưa đi cấp cứu.
Tới 1.4, BN được xét nghiệm và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Cùng ngày,
Việt Nam đã có thêm 10 BN được công bố khỏi bệnh, trong đó có 7 BN (34, 37,
38, 40, 41, 42, 43 ở Bình
Thuận), 3 BN (99, 100, 121 ở TP.HCM). Tính đến nay, VN có 85 BN
được công bố khỏi bệnh, trong đó giai đoạn 2 (tính từ 6.3) là 59 BN.
Liên Châu - Lê Hiệp
(Theo
Thanh Niên) Vũ Hân-Liên Châu-Duy Tính
|
Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét