Kiểm tra, xử lý
việc tăng giá vô tội vạ khẩu trang phòng dịch corona
Cập nhật lúc 16:18
Trường hợp nếu phát hiện các hành vi có dấu hiệu tội phạm cần chuyển
ngay cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật.
Trước hiện
tượng thu gom, tăng giá bất hợp lý trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe dùng
cho việc phòng bệnh, trong đó chủ yếu là khẩu trang, nước sát trùng và găng
tay y tế phòng bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp xảy ra tại một số địa phương,
Tổng cục Quản lý thị trường đã có chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường nhanh chóng
có biện pháp ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng thu lợi bất chính và bảo đảm
quyền lợi của người dân trên toàn quốc.
Cụ thể, Cục
Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Đội
Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý theo địa bàn nhằm phát hiện,
xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị
trường để mua vét, mua gom hàng hóa, hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán
hàng hóa bất hợp lý đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe
dùng để phòng, chữa bệnh khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng
hóa do dịch bệnh của virus corona.
Lực lượng quản
lý thị trường kịp thời phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi
dụng tình hình khan hiếm hàng hóa do dịch bệnh của virus corona để sản xuất,
kinh doanh, buôn bán, vận chuyển hàng giả là hàng hóa dùng để phòng, chữa
bệnh. Trường hợp nếu phát hiện các hành vi có dấu hiệu tội phạm cần chuyển
ngay cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật.
Cục Nghiệp vụ
Quản lý thị trường là đầu mối theo dõi, phối hợp kiểm tra, thường xuyên tổng
hợp báo cáo Lãnh đạo Tổng cục khi được yêu cầu và sau khi công tác chống dịch
kết thúc.
Theo quy định
tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ, quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, mặt hàng khẩu trang y tế
không thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được
Nhà nước định giá.
Khoản 1 Điều 11
Luật Giá quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được tự định giá
hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc
danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá và phải thực hiện niêm yết
giá và bán theo giá niêm yết theo quy định.
Nhưng đối với
hành vi kinh doanh hàng nhái, hàng giả là khẩu trang y tế sẽ bị xử lý theo
các quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị
định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ.
Đối với hành vi
kinh doanh khẩu trang y tế không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ
Khoa học và Công nghệ (TCVN 8389:2010 Khẩu trang y tế), tổ chức, cá nhân sẽ
bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 1/11/2017 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn,
đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Đặc biệt, hành
vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa
giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất
chính khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai,
hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác sẽ bị xử phạt
theo Khoản 1 Điều 46 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất,
buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tại Điều 196 Bộ
Luật Hình sự năm 2015 cũng quy định: “Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm
hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến
tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt
hàng bình ổn giá, hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm
bán lại để thu lợi bất chính thì bị phạt tiền từ 30 – 300 triệu đồng hoặc
phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”./.
Nguyễn Quỳnh/VOV.VN
|
Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020
Dân mạng 'dậy sóng' vì lời phân trần của
vị khách bỏ về khi xuống sân bay Cát Bi
Cập nhật lúc 15:05
Sáng 31/1, tài khoản facebook Smile Cathy tự
xưng là hành khách có biểu hiện sức khỏe bất thường nhưng bỏ về sau chuyến
bay từ TP.HCM đến Hải Phòng có 2 mẹ con nghi nhiễm virus Corona để phân trần
về sự việc này.
Tài khoản facebook
tự xưng là bà C.T.T.T đăng tải phân trần về việc bỏ đi sau chuyến bay ở sân
bay Cát Bi.
Tài khoản tự xưng là bà C.T.T.T cũng khẳng định cơ thể rất
ổn sau khi rời sân bay về nhà nghỉ ngơi: “Tôi hoàn toàn ko có biểu hiện ho,
sốt, và thực tế trong đoàn có bố tôi là thầy thuốc, ông đủ bình tĩnh và hiểu
biết để làm gì cho con gái mình. Hơn nữa trên máy bay có bác sĩ bấm huyệt và
đo nhiệt độ, nên tôi cảm thấy khá hơn rất nhiều. Tuy nhiên, câu chuyện nếu
chỉ có vậy thì đã ko có gì để nói. Khi mà xuống sân bay tôi lại bị đưa vào
phòng bệnh cùng với một bệnh nhân khác. Trong phòng không có giường, không có
chăn, cũng không có người chăm sóc. Nếu mục đích giữ tôi lại để theo dõi, tại
sao ko cử người đến thăm khám, hoặc đưa tôi đến phòng riêng. Trong suốt
khoảng thời gian từ lúc máy bay hạ cánh là 02:30 cho tới gần 4h sáng, tôi
mệt, lạnh nhưng không thể ngủ, cũng ko được ăn. Tới cốc trà gừng, người nhà
tôi cũng phải rất khó khăn mới gọi được. Không còn cách nào khác, người nhà
đưa tôi về nhà nghỉ ngơi”.
“Nếu việc theo dõi sức khoẻ là bắt buộc với mục đích bảo
vệ cộng đồng, tôi sẵn sàng hợp tác. Nhưng tôi cảm thấy sự việc này đang đi
quá xa, gia đình tôi trả tiền để sử dụng dịch vụ, nhưng thay vì nhận được lời
xin lỗi thông cảm từ phía hãng hàng không, thì tôi đang phải nhận vô vàn
phiền toái hệ luỵ, từ những cuộc gọi liên tục, đến những lượt share chóng mặt
trên mạng xã hội. Sau bài viết này, nếu sự việc không thể xử lý triệt để,
hoặc cá nhân tổ chức nào đó có hành động làm ảnh hưởng tới cuộc sống của tôi
cũng như gia đình tôi, tôi sẽ làm việc với họ bằng pháp luật” tài khoản tự
xưng là bà C.T.T.T nhấn mạnh.
Ngay sau khi đăng tải bài viết trên đã nhận được sự quan
tâm của cư dân mạng với hơn 1000 lượt chia sẻ cũng như gần 1.500 lượt
comment. Trong đó, rất nhiều tài khoản bày tỏ việc bà C.T.T.T bỏ về sau
chuyến bay là thiếu trách nhiệm với cộng đồng khi dịch bệnh virus Corona đang
diễn biến phức tạp.
Cư dân mạng bày tỏ
bức xúc và cho rằng viêc bà C.T.T.T là thiếu trách nhiệm với cộng đồng trong
thời điểm này.
Tài khoản Tan Nathan cho rằng: “Việc không có người đến
thăm khám hay chuẩn bị chu đáo vật chất cho người nghi bị bệnh là một phần
lỗi của cơ quan hàng không. Nhưng chị không thể lấy lý do đó để biện hộ cho
việc bỏ về của mình được, đó là việc làm cực kỳ thiếu trách nhiệm không chỉ
với chị mà còn với gia đình và cộng đồng. Chị nên dừng sự biện minh để láy sự
cảm thông hay giải thích cho việc làm của mình,tôi nghĩ chị nên đi khám, đó
là việc làm tốt nhất cho chị vào lúc này”.
“Đây là nghĩa vụ của mỗi công dân chứ bạn đừng có nói là
bạn thuê dịch vụ nhé, ý thức của mọi người ai cũng như bạn thì sẽ như thế
nào!” tài khoản Nguyễn. T Nga bình luận.
Tài khoản Tuấn Tin cũng bức xúc trước hành động bỏ về của
bà C.T.T.T: “Vấn đề cộng đồng đang quan tâm nhất hiện nay là corona, nó đang
trở thành đại dịch trên toàn cầu. Và chị đang là người “có thể mang mầm bệnh
trong người” và chị nên đi khám xem có bị dương tính với virut hay không? Và
chị có quyền kiện ai kệ chị”.
Như Tiền Phong đã thông tin trước đó, trong chuyến bay từ
TP.HCM ra Hải Phòng vào lúc 2h30 sáng 30/1, các nhân viên y tế đã phát hiện 3
hành khách có biểu hiện sốt cao. Trong đó có 2 mẹ con vừa từ Trung Quốc trở
về TP.HCM hôm 28/1. Ngay khi xuống sân bay, một hành khách trong số này bỏ đi
chưa rõ tung tích.
Đại diện Sở Y tế Hải Phòng tối ngày 30/1 xác nhận đã tìm
ra hành khách C.T.T.T (38 tuổi). Sau khi cán bộ y tế tiến hành kiểm tra
y tế và giám sát hiện bà T. chưa có biểu hiện sốt.
Trước đó vào chiều ngày 30/1, Sở Y tế Hải Phòng đã có công
văn hỏa tốc đề nghị Công an thành phố Hải Phòng vào cuộc điều tra, xác minh
địa chỉ nơi cư trú hiện nay của bà C.T.T.T (38 tuổi) để ngành Y tế thực hiện
các hoạt động giám sát sức khỏe, điều tra dịch tễ, quản lý điều trị theo quy
định.
Trước đó, tình trạng của bà C.T.T.T trên máy bay là mệt,
vã mô hôi, không đo nhiệt độ và đã được bác sỹ có mặt trên chuyến bay xử trí:
ấn huyệt Nhân trung, Hợp cốc, uống nước đường nóng, xoa nóng bàn tay – chân,
sau 5p tỉnh. Sau khi xuống máy bay, bà T. đã không hợp tác với nhân viên y
tế, bỏ về, không thực hiện kiểm tra sức khỏe.
(Theo Tiền
Phong) HOÀNG DƯƠNG - PHƯƠNG LINH
|
Phát hiện thêm bệnh nhân từ Vũ Hán về
nhập viện, Thái Bình họp khẩn chống dịch
Cập nhật lúc 14:45
Sau khi có trường hợp bệnh nhân thứ 2 trở về từ Vũ
Hán nhập viện, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức họp khẩn để lên các phương an
phòng chống nguy cơ dịch viêm đường hô hấp do nhiễm vi rút chủng mới Corona.
Ngày
30/1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình tiếp nhận, điều trị bệnh nhân vừa từ Vũ Hán trở về - Ảnh:
Hoàng Long
Sáng nay,
31/1, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình cho biết,
chiều qua, 30/1, trung tâm này đã tiếp nhận một bệnh nhân quê quán xã Phú
Châu (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) có biểu hiện đau đầu, chảy nước mũi,
không ho, không sốt.
Đặc biệt, khai thác bệnh sử, bệnh
nhân này cho biết vừa trở về từ vùng dịch Vũ Hán (Trung Quốc) vào ngày 26.1.
Sau khi tiếp nhận, Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh Thái Bình đã khám, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm,
hướng dẫn cách ly sau đó bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Thái Bình để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Thái
Bình giám sát, kiểm tra các bệnh nhân có biểu hiện bệnh liên quan đến đường
hô hấp để phát hiện dịch - Ảnh: Hoàng Long
Ông Nguyễn
Văn Thơm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình cho biết, ngay
sau đó, trung tâm đã rà soát tất cả những trường hợp tiếp xúc với người bệnh
và tiến hành theo dõi, cập nhật tình hình sức khỏe, hướng dẫn phòng bệnh,
tránh lây lan ra cộng đồng.
Tại Thái Bình, đây là trường hợp
bệnh nhân thứ 2 nhập viện sau khi trở về từ Vũ Hán. Trước đó, ngày 23.1, BVĐK
Phụ Dực tiếp nhận 1 bệnh nhân nữ (27 tuổi, trú tại xã An Dục, huyện Quỳnh
Phụ) vừa trở về từ vùng dịch Vũ Hán có biểu hiện ho cơn, đau nhức xương khớp,
không sốt, đã được chuyển lên bệnh viện Nhiệt đới Trung ương từ ngày 23.1 với
chẩn đoán "theo dõi viêm phổi do virus corona".
Đến ngày 30.1, kết quả xét nghiệm
nữ bệnh nhân âm tính với nCoV, hiện đã đưa ra khỏi phòng cách ly, sức khỏe ổn
định, dự kiến sẽ được xuất viện trong thời gian tới.
Trước
đó, Bệnh viện đakhoa Phụ Dực cũng phát hiện một bệnh nhân vừa từ Vũ Hán trở
về - Ảnh: Hoàng Long
Thông tin
thêm về bệnh nhân này, Giám đốc Sở Y tế Thái Bình, ông Phạm Văn Dịu cho biết:
"Bệnh nhân điều trị dứt sốt tại Vũ Hán nhưng khi về Việt Nam thì bị sốt
trở lại. Sau khi tiếp nhận thông tin, chúng tôi chỉ đạo các đơn vị liên quan
cách ly bệnh nhân, phun thuốc khử trùng tại Bệnh viện Đa khoa Phụ Dực và gia
đình, chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để tiếp tục cách
ly, theo dõi. Người thân trong gia đình bệnh nhân cũng đã được tiến hành lấy
mẫu xét nghiệm, tuy nhiên rất may chưa phát hiện biểu hiện của dịch".
Ngay sau khi có trường hợp bệnh
nhân thứ 2 trở về từ Vũ Hán được cách ly kiểm tra và điều trị, chiều tối qua
(30-1), UBND tỉnh Thái Bình tổ chức họp khẩn với các địa phương, các ban,
ngành, các bệnh viện để triển khai ngay phương án ứng phó với dịch bệnh viêm
đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.
Chiều
tối 31/1, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức cuộc họp khẩn đối phó với nguy cơ dịch
- Ảnh: Hoàng Long
Cùng với báo
cáo về tình trạng của 2 bệnh nhân từ Vũ Hán trở về, đại diện Sở Y tế Thái
Bình cho biết hiện tỉnh này đang gặp rất nhiều khó khăn trong phòng chống
dịch bệnh do chưa có máy kiểm tra thân nhiệt; không nắm bắt được rõ số người
Trung Quốc về quê ăn Tết và trở lại tỉnh lao động, làm việc; khan hiếm khẩu
trang chuyên dụng; thiếu máy thở…
Tại buổi họp khẩn này, ông Đặng
Trọng Thăng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đề nghị cấp tỉnh, cấp huyện thành
lập ngay đội phản ứng nhanh phòng chống dịch bệnh; các bệnh viện thiết lập
các đội cấp cứu lưu động. Đẩy mạnh tuyên truyền, trong đó tập trung phát các
thông tin về tình hình dịch, phương án phòng chống trên hệ thống loa truyền
thanh thôn, xóm, xã, phường.
Ngay trong tuần sau, Chủ tịch
UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế khẩn trương mua ngay khoảng 10 nghìn khẩu trang bốn
lớp; mua 10 máy đo thân nhiệt; trang bị thêm máy thở cho Bệnh viện đa khoa
tỉnh, Bệnh viện Nhi và Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh. Trưng dụng Bệnh
viện Phổi trở thành bệnh viện dã chiến với 400 giường bệnh khi dịch xảy ra.
Tỉnh Thái Bình cũng đề nghị các
địa phương gửi công văn đến các doanh nghiệp có người Trung Quốc đang làm
việc báo cáo tình hình di biến động của họ khi trở về nước cũng như quay lại
địa phương để ngành y tế tiến hành theo dõi, kiểm tra sức khỏe khi có nghi
vấn của dịch bệnh.
Ông Thăng cũng cho biết, cùng với
tổ chức họp khẩn, UBND tỉnh Thái Bình đã gửi văn bản hỏa tốc số đến các địa
phương trên địa bàn. Theo đó, xây dựng chi tiết ba tình huống khi dịch xảy ra
với những hướng dẫn cụ thể về công tác điều trị, công tác hậu cần, công tác
giám sát dự phòng, công tác truyền thông.
(Theo Tiền Phong) HOÀNG LONG
|
Tuấn 'khỉ' bắn chết người ở Củ Chi:
Ngày kinh hoàng tại sới bạc
Cập nhật lúc 14:13
Đã 3 ngày trôi qua, kể
từ khi Tuấn ‘khỉ’ nổ súng bắn chết 4 người ở Củ Chi (TP.HCM), người dân ở khu
vực hiện trường vẫn còn bàng hoàng vì cả các nạn nhân và nghi can đều là
người quen biết.
Hiện
trường vụ bắn chết người ở Củ Chi. Ảnh: CTV
Ngày 30.1,
PV Thanh Niên quay lại hiện trường vụ bắn chết 4 người nằm ở vườn nhãn thuộc
ấp 5, xã Tân Thạnh Đông (H.Củ Chi, TP.HCM). Trong khi lực lượng chức năng
đang vây bắt nghi can vụ bắt chết người ở Củ Chi vào chiều 29.1 là Lê Quốc
Tuấn (còn gọi là Tuấn "khỉ", 33 tuổi, ngụ H.Củ Chi), thì tại hiện
trường vụ án mạng vẫn còn rất đông người ra vào bàn tán.
Sới bạc mở chơi trong dịp tết
Người dân
cho biết nơi xảy ra vụ xả súng làm 4 người chết, 1 người bị thương là một
vườn nhãn vắng chủ. Cũng theo người dân sống xung quanh khu vực, sới bạc hoạt
động từ những ngày đầu năm mới và lôi kéo nhiều người lạ đến đây chơi với
nhiều hình thức, như: đá gà, tài xỉu… Mặc dù người dân biết nhưng vì sợ
“phiền hà” nên không ai dám lên tiếng.
Hiện
trường vụ Tuấn "khỉ" nổ súng là một sới bạc được mở ra trong vườn
nhãn vắng chủ. Ảnh:
Trần Tiến
Tại hiện
trường, sới bạc có diện tích khoảng 30 m2 với một tấm bạt nhỏ và một bãi đất
bằng phẳng; xung quanh hiện trường đã được lực lượng chức năng căng dây bảo
vệ.
Nhiều nhân
chứng cho biết thời điểm xảy ra vụ xả súng, rất nhiều người dân xung quanh
nghe tiếng nổ lớn liên tục rồi nghe thất thanh “có giết người” nên chạy đến
xem.
“Có nhiều
người lạ ra vào nên tôi và mẹ ngủ trong nhà và đóng cửa. Đến lúc nghe nhiều
tiếng nổ lớn, định ra xem thì thấy mấy người nhào vào nhà tôi trốn. Một lúc
sau có nghe hô nhau là có giết người. Biết có chuyện nên tôi đóng chặt cửa,
chứ mình không làm gì lại bị bắn oan”, một nhân chứng kể lại.
Con bạc tháo chạy khi Tuấn "khỉ" xả súng
Cách hiện
trường khoảng 20 m là một chuồng nuôi bò sữa. Sau khi xả súng làm 3 người
chết tại sới bạc, một người cũng bị nghi can Tuấn bắn chết khi đang chạy đến
chuồng bò trốn. Chủ trại bò sữa kể lại giây phút kinh hoàng khi tiếng súng
vang lên: “Tôi nghe tiếng nổ liên tiếp, bò chạy toán loạn, rồi mấy người đàn
ông từ phía đó hoảng hốt xông vào nhà tôi trốn. Một người đàn ông chạy đến gần
chuồng bò thì bị bắn. Lúc hung thủ chạy đi tôi mới hoàn hồn”.
xả súng củ
chi
Một
nạn nhân bị Tuấn "khỉ" bắn chết khi đang chạy trốn đến trước chuồng
bò nằm gần sới bạc. Ảnh:
Trần Tiến
Nhiều người
dân sống sát nơi xảy ra vụ xả súng vẫn cảm thấy bàng hoàng, lo sợ vì ngày đầu
năm đã cướp đi 4 mạng người mà hầu hết những người liên quan đều có quen biết
và là dân địa phương, trong đó có nghi can Tuấn.
Theo lời kể của người dân, Tuấn "khỉ", là dân địa phương nên nhiều người biết mặt. “Một người bị bắn nhập viện nhà ở cách cách đây (nơi xảy ra vụ xả súng - PV) không xa; còn người xả súng cũng là người ra vào trong huyện nên hay gặp chào hỏi nhau”, anh T. (30 tuổi) hàng xóm sống gần khu vực hiện trường xả ra vụ án nói.
Vụ
xả súng tại sới bạc ở H.Củ Chi làm 4 người tử vong, 1 người bị thương.
Ảnh: Cắt từ Clip
Toàn cảnh vụ bắn chết người ở Củ Chi
Như Thanh
Niên đưa tin, khoảng 14 giờ ngày ngày 29.1, Lê Quốc Tuấn cùng Lê Quốc Minh
(em trai Tuấn) đi xe máy BS 52T2 - 30.. mang theo súng AK báng xếp đến điểm
đánh bạc tại vườn nhãn cạnh nhà 28B đường số 121, ấp 5, xã Tân Thạnh Đông bắn
nhiều phát súng làm 4 người tử vong, 1 người bị thương. Sau khi gây án, Tuấn
cướp xe máy hiệu SH tẩu thoát đến ấp Thạnh An, xã Trung An (H.Củ Chi). Tại
đây, Tuấn bỏ xe SH và tiếp tục cướp xe máy hiệu Nouvo màu đỏ đen BS 59Y2 -
301… tẩu thoát. Cơ quan công an xác định 4 người tử vong, gồm: Vương Ngọc
Hưng (30 tuổi), Lê Tấn Long (46 tuổi), Lê Thành Trung (28 tuổi) và Huỳnh Ngọc
Minh Tùng (35 tuổi, tất cả đều ngụ H.Củ Chi). Người bị thương là Trần Văn
Thạnh (33 tuổi, ngụ xã Tân Thạnh Đông) - đang được điều trị tại bệnh viện
Chấn thương chỉnh hình. Hiện Bộ Công an, Công an TP.HCM đang huy động lực
lượng truy bắt Tuấn "khỉ", nghi can bắn chết người ở Củ Chi.
Sau
khi gây án, Tuấn "khỉ" cướp xe SH rồi tẩu thoát khỏi hiện trường. Ảnh cắt từ clip
(Theo Thanh Niên) Trần Tiến
|
WHO ban bố trình trạng khẩn cấp toàn
cầu về bùng phát của virus corona
Cập nhật lúc 08:27
Tổ chức Y tế Thế giới đã quyết định ban bố tình
trạng khẩn cấp toàn cầu về sự bùng phát của chủng mới của virus corona.
Rạng sáng nay
(31/1, theo giờ Việt Nam), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định ban bố
tình trạng khẩn cấp toàn cầu về sự bùng phát của chủng mới của virus corona
(2019- nCoV).
Ông Tedros
Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho rằng mối quan tâm lớn nhất của WHO
là nguy cơ virus lây lan sang các nước có hệ thống y tế kém phát triển. (Ảnh:
Politico)
Trong phát biểu của mình, ông Tedros
Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho rằng mối quan tâm lớn nhất của WHO
là nguy cơ virus lây lan sang các nước có hệ thống y tế kém phát triển đồng
thời nhấn mạnh rằng tuyên bố không thể hiện sự “không tin tưởng” vào Trung
Quốc mà ngược lại WHO tin tưởng vào năng lực của Trung Quốc trong việc kiểm
soát ổ dịch.
Tuyên bố về tình trạng khẩn cấp y tế
toàn cầu nhằm khuyến cáo cho tất cả các quốc gia có các biện pháp ngăn ngừa
hoặc giảm lây lan dịch bệnh xuyên biên giới, đồng thời tránh sự can thiệp
không cần thiết đến thương mại và du lịch.
Theo số liệu mới cập nhật, chủng mới
của virus corona (2019- nCoV) gây bệnh viêm phổi đã làm 170 người tử vong.
Trong lịch sử, tình trạng khẩn cấp toàn
cầu được WHO ban bố lần đầu tiên vào tháng 4/2009 khi xảy ra dịch cúm lợn
(H1N1), lần thứ hai được ban bố tháng 5/2014 do bệnh bại liệt, lần thứ ba
trong dịch virus Ebola ở Tây Phi và lần thứ tư là khi bùng phát dịch virus
Zika ở châu Mỹ./.
(Theo VOV.vn)
|
Thứ Năm, 30 tháng 1, 2020
Formosa tạm ngừng nhận hơn 400 công
nhân Trung Quốc quay lại làm việc
Cập nhật lúc 16:31
Để đảm bảo trong việc phòng, tránh chủng virus
corona mới (nCoV), Formosa Hà Tĩnh tạm thời không tiếp nhận nhân viên, công
nhân người Trung Quốc quay lại làm việc tại nhà máy.
Formosa lắp và triển khai kiểm tra thân nhiệt bằng thiết bị đo hồng
ngoại ở tất cả các cổng ra vào - CTV
Ngày 30-1, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Dương Tất Thắng - phó chủ tịch
UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho biết trước diễn biến của dịch viêm phổi Vũ Hán (Trung
Quốc), Formosa Hà Tĩnh tạm thời không tiếp nhận hơn
400 công nhân Trung Quốc của các nhà thầu quay trở lại làm việc.
Theo ông Thắng, các nhà thầu ở dự án Formosa Hà Tĩnh có hơn 700 công
nhân người Trung Quốc. Dịp tết vừa qua có hơn 400 công nhân trở về quê. Để
đảm bảo trong việc phòng, tránh chủng virus corona mới (nCoV), Formosa Hà
Tĩnh tạm thời không tiếp nhận số công nhân này.
Phía Formosa dự kiến đến ngày 15-2, tùy vào diễn biến dịch và đảm bảo
an toàn, những nhân viên, công nhân người Trung Quốc mới có thể quay lại Hà
Tĩnh làm việc.
Những công nhân người Trung Quốc trước khi sang Formosa Hà Tĩnh làm
việc phải qua 3 lớp kiểm tra sức khỏe.
Trước tiên, nhân viên, công nhân đó phải
được địa phương sở tại ở Trung Quốc kiểm tra sức khỏe và xác nhận trong 14
ngày không có biểu hiện nhiễm virus corona. Khi qua
cửa khẩu Việt Nam sẽ được các lực lượng chức năng kiểm tra sức khỏe lần hai.
Khi vào đến cổng công ty sẽ được công ty kiểm tra thân nhiệt lần cuối trước
khi vào làm việc.
Hiện Formosa Hà Tĩnh đã lắp và triển khai kiểm tra thân nhiệt bằng
thiết bị đo hồng ngoại ở tất cả các cổng ra vào của công ty này.
Trước đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập 3 đội
cơ động phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng virus corona.
Các đội cơ động sẽ đảm bảo công tác trực dịch 24/24 giờ, đồng thời
thực hiện đầy đủ các bước giám sát và phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ
Y tế.
Tại cảng Vũng Áng, khi có tàu Trung Quốc cập cảng, đội cơ động sẽ lên
tàu trực tiếp đo thân nhiệt nhằm kịp thời phát hiện những trường hợp sốt, có
biểu hiện nghi ngờ để có phương án xử lý trước khi những người này vào trong
đất liền.
(Theo Tuổi trẻ)
Văn Định
|
Việt Nam báo cáo ca vi rút Vũ Hán trên
báo quốc tế
Cập nhật lúc 16:26
Các bác sĩ Việt Nam
đăng tải báo cáo về 'một cụm gia đình' nhiễm vi rút Vũ Hán đã được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM),
cùng với cảnh báo lo ngại bệnh lây lan từ người sang người.
Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chuẩn bị vào thăm khám cho
bệnh nhân nCoV. Ảnh: Nguyên Mi
Báo cáo về
ca bệnh vi rút Vũ Hán vừa được đăng trên tạp chí y khoa quốc tế The New
England Journal of Medicine (ngày 28.1) của các bác sĩ Viện Pasteur TP.HCM và
Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
Theo báo
cáo, sự xuất hiện và lan truyền của vi rút corona mới (2019-nCoV) từ Vũ Hán
(Trung Quốc), đã trở thành mối lo ngại về sức khỏe toàn cầu. Kể từ khi phát
hiện vi rút nCoV vào cuối tháng 12.2019, một số quốc gia đã báo cáo các
trường hợp nhập cảnh trong số những du khách trở về từ Trung Quốc. Tuy nhiên,
hai bệnh nhân Trung Quốc bị viêm phổi Vũ Hán được điều trị tại Bệnh viện Chợ
Rẫy (TP.HCM) là trường hợp "một cụm gia đình 2019-nCoV" có nguồn
gốc từ một người đàn ông Trung Quốc.
Vào ngày
22.1, người đàn ông 65 tuổi đã được đưa vào Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Chợ
Rẫy, trong tình trạng sốt thấp và mệt mỏi. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết
áp, tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch vành được đặt stent và ung thư phổi.
Bệnh nhân bị
bệnh sốt vào ngày 17.1, tổng cộng 4 ngày sau khi ông và vợ bay đến Hà Nội từ
Vũ Hán (Trung Quốc, nơi xảy ra vụ dịch 2019-nCoV). Bệnh nhân không có tiếp
xúc với khu chợ nơi bán động vật chết và sống ở Vũ Hán.
Xét nghiệm
đàm của bệnh nhân cho kết quả dương tính (nhiễm) vi rút nCoV.
Sau khi nhập
viện, bệnh nhân được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị bằng các thuốc
chống vi rút, kháng sinh phổ rộng và các liệu pháp hỗ trợ theo pháp đồ điều
trị của Bộ Y tế.
X-quang phổi
thu được khi nhập viện cho thấy bệnh nhân thâm nhiễm ở thùy trên của phổi
trái.
Sau đó, bệnh
nhân được hỗ trợ thở ô xy thông qua ống thông mũi vì chứng khó thở khi bị
thiếu ô xy.
Bệnh nhân
hết sốt vào ngày 25.1. Ngày 26.1, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân được cải
thiện.
Trong khi
đó, vợ của bệnh nhân được kiểm tra, theo dõi và không có triệu chứng bệnh.
Con trai của
bệnh nhân (27 tuổi), trước khi gặp bệnh nhân, hoàn toàn khỏe mạnh, đã sống ở
Long An, từ tháng 10.2019 và không đi du lịch đến khu vực nào có bệnh viêm
phổi Vũ Hán đang lan rộng, cũng như đã không có bất kỳ liên lạc với ai trở về
từ khu vực có dịch.
Đến ngày 17.1, anh con trai gặp
cha mẹ của mình ở Nha Trang (Khánh Hòa) và ở chung phòng với cha mẹ trong 3
ngày, trong một phòng khách sạn có máy lạnh.
Đến ngày
20.1, người con trai có triệu chứng ho khan và sốt, đồng thời bị nôn mửa và
đi đại tiện một lần trước khi nhập viện.
Người con
trai nhập viện cùng với cha mình tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 22.1, với
biểu hiện đặc trưng là sốt (39°C). Xét nghiệm của anh cũng cho kết quả dương
tính với vi rút corona mới.
“Điều này
cho thấy thời gian ủ bệnh của vi rút nCoV có thể là 3 ngày hoặc ít hơn trong
trường hợp này”, báo cáo nêu.
Qua quá
trình điều trị, tình trạng người con trai đã ổn định sau ngày 23.1.
Đồng thời,
các chuyên gia cũng nhận định: “Cha của anh được cho là nguồn lây nhiễm. Tuy
nhiên, việc xác định trình tự các chủng từ hai bệnh nhân để xác định việc
truyền 2019-nCoV từ cha sang con chưa được thực hiện”.
Gia đình này
đã đi đến bốn thành phố trên khắp Việt Nam bằng nhiều hình thức vận chuyển
khác nhau, bao gồm máy bay, tàu hỏa và taxi. Tổng cộng có 28 liên hệ gần gũi
đã được xác định và giám sát. Tuy nhiên, đến nay, chưa có ai sốt hay xuất
hiện các triệu chứng viêm phổi Vũ Hán.
Kết luận báo
cáo, các chuyên gia Việt Nam cảnh báo, nhóm gia đình nhiễm nCoV này xảy ra
bên ngoài Trung Quốc làm khơi dậy mối lo ngại về việc vi rút Vũ Hán (nCoV)
lây truyền từ người sang người.
(Theo Thanh
Niên) Khải Linh
|
Cho phép tiêu diệt nghi can bắn chết 4
người tại sòng bạc ở TP HCM
Cập nhật lúc 14:32
Ngày 30/1, hơn
500 cảnh sát vây bắt nghi can nổ súng bắn chết 4 người tại sòng bạc ở huyện
Củ Chi (TPHCM). Bộ Công an cũng cho phép tiêu diệt nghi can này nếu chống đối
cảnh sát.
Trả lời báo
chí trưa 30/1, thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh văn phòng Bộ Công an cho biết, Bộ
Công an đã cử thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc vào TPHCM trực tiếp chỉ
đạo việc vây bắt nghi can nổ súng tại sòng bạc ở huyện Củ Chi khiến 4 người
chết.
Cảnh sát vây bắt nghi phạm ở huyện Củ Chi. Ảnh người
dân cung cấp
Theo thiếu
tướng Tô Ân Xô, trong trường hợp nghi phạm có vũ khí nguy hiểm chống đối lực
lượng chức năng thì cảnh sát được phép nổ súng tiêu diệt khi cần thiết.
Xe
bọc thép được điều đến hiện trường. Ảnh người dân cung cấp
Như Tiền
Phong đưa tin, sáng 30/1, Công an TPHCM triển khai các lực lượng tinh nhuệ bố
ráp, vây bắt nghi phạm nổ súng bắn chết 4 người trong sòng bạc ở huyện Củ
Chi. Danh tính các nạn nhân cũng đã được xác định, trong đó 4 người chết và 1
người bị thương. Lực lượng công an đã phong tỏa một số tuyến đường ở xã Trung
An, huyện Củ Chi, TPHCM để vây bắt đối tượng.
Trước đó
khoảng 14h cùng ngày, người dân nghe nhiều tiếng súng nổ, sau đó phát hiện 4
người nằm bất động ở một khu vườn cây thuộc ấp 5, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ
Chi, TPHCM.
(Theo Tiền Phong) Văn
Minh
|
Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020
Vietcombank khoá thẻ phát sinh giao
dịch nghi ngờ giả mạo
Cập nhật lúc 14:53
Ngày
28-1, nhiều chủ thẻ Visa của Ngân hàng Vietcombank đã phản ảnh trên mạng xã
hội về việc bỗng dưng nhận hàng loạt tin nhắn trừ tiền dù không hề giao dịch.
Anh L.H.K. nhận hàng loạt tin nhắn thông báo các giao dịch mà anh
không thực hiện - Ảnh chụp màn hình do anh L.H.K. cung cấp
Tài khoản Facebook L.H.K. cho biết anh đang lái xe thì
nhận được hàng loạt tin nhắn trừ tiền vì giao dịch qua thẻ VISA của
Vietcombank. Sau đó là hàng loạt tin nhắn khác báo giao dịch không thành công
khác vì tài khoản không đủ tiền.
Anh K. đã báo tổng đài Vietcombank
và khóa thẻ. Sau đó vẫn còn hàng loạt tin nhắn không thành công khác được báo
về. Sau đó, anh K. thấy rất nhiều người cũng phản ảnh bị mất tiền tương tự,
đều là giao dịch tại "City of white horse" và nhiều cái tên
latin khác. Thời điểm diễn ra cũng tương tự.
Tài khoản Facebook N.Đ.T.
cũng cho biết trưa nay anh nhận tin nhắn từ ngân hàng báo đã chi 3 CAD
(54.000 VND cho City of White Horse- mà không biết là gì). Sau đó anh đã gọi
gấp đến tổng đài của Vietcombank để báo nhưng không liên hệ được. Kế tiếp lại
có tin nhắn báo tới có giao dịch với Ninhosbar nhưng bị từ chối vì anh đã cài
đặt hạn mức chi trả.
Sau khi hàng loạt khách hàng
dùng thẻ VISA của Vietcombank đồng loạt báo tin bị mất tiền qua các giao dịch
lạ, tối nay Vietcombank đã có thông báo chính thức về hướng xử lý vụ việc.
Thông báo đượcv Vietcombank phát đi tối 28/1 - Ảnh chụp màn hình
Theo thông báo được phát đi tối nay, Vietcombank cho hay qua quá
trình giám sát thường xuyên, hệ thống quản trị rủi ro thẻ của Vietcombank đã
phát hiện một số giao dịch giả mạo cùng được thực hiện trên một trang thanh
toán điện tử tại nước ngoài.
Do đó để đảm bảo an toàn cho thẻ thanh toán, Vietcombank cho
biết sẽ khóa thẻ của những khách hàng đã phát sinh giao dịch tại trang thanh
toán này. Những thẻ bị khóa trong trường hợp này sẽ được ngân hàng phát hành
lại miễn phí. Về số tiền bị mất, Vietcombank khẳng định "sẽ hoàn tiền
trong thời gian sớm nhất" cho những giao dịch không do khách hàng thực
hiện.
Về thông tin nghi ngờ việc mất tiền hàng loạt là do lỗi bảo mật,
trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối
nay, phía Vietcombank khẳng định đây không phải lỗi bảo mật và cũng không
liên quan gì đến việc nâng cấp hệ thống ngân hàng.
(Theo Tuổi trẻ) A.HỒNG
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)