Vụ nữ sinh nghi tự tử vì uất ức: Cần
lời xin lỗi trước toàn trường
Cập nhật lúc 10:54
TS Nguyễn Tùng
Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng: "Giáo viên chủ nhiệm
và Trường THPT Vĩnh Xương (An Giang) phảitrường xin lỗi nữ sinh N.T.N.Y (học
sinh lớp 10A4) trước cờ, trước toàn trường như cách nhà trường xử lý, kỷ luật
dẫn đến nghi việc em đã uống thuốc tự tử". Nhà trường chưa đúng và đã đánh mất niềm tin Như Lao Động đưa tin, ngày 6.12, bà Trần Thị Ngọc Diễm - Giám đốc
Sở GDĐT tỉnh An Giang đã ký văn bản số 3397/BC-SGDĐT gửi Bộ GDĐT và UBND tỉnh
An Giang báo cáo về việc nữ sinh N.T.N.Y (học sinh lớp 10 Trường THPT Vĩnh
Xương, thị xã Tân Châu, An Giang) bị ngất (có biểu hiện uống thuốc tự tử ngay
tại trường). Nguyên nhân được cho là nhà trường đã bắt N.T.N.Y làm kiểm điểm
dưới cờ khiến nữ sinh này uất ức, uống thuốc tự tử. Liên quan đến vụ việc trên, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, trong
chương trình đổi mới giáo dục phổ thông chúng ta luôn nói giúp học sinh phát
triển năng lực, phẩm chất. Tuy nhiên, phát triển phẩm chất, năng lực như thế
nào còn phụ thuộc vào năng lực của học sinh chứ không phải thầy cô, nhà
trường đưa ra mục tiêu cần đạt để ép buộc học sinh thực hiện. Giáo dục bằng
quyền uy, sự ép buộc phải chấm dứt trong trường học. “Trong sự việc nữ sinh lớp 10 uống thuốc tự tử vì cho rằng mình
bị giáo viên phê bình, mắng mỏ, ép đi học thêm; nhà trường bêu tên trước
cờ... cách xử lý của nhà trường chưa đúng và đã tạo ra những tổn thương dẫn
đến mất niềm tin cho nữ sinh. Trong trường học, muốn dân chủ trước hết học
sinh phải được tôn trọng, hiểu được quyền học sinh. Trong giáo dục, thầy cô
không phải đang ban ơn cho học sinh mà giáo dục giúp học sinh nhận thức đúng,
sai. Thầy cô phải là người có nhận thức đúng để bảo vệ suy nghĩ đúng của học
sinh. Nhà giáo phải có “ân” và “uy” cũng giống như nhà trường phải có kỷ
cương - tình thương"- TS Tùng Lâm nhấn mạnh. Xin lỗi học
sinh như cách khiến em tổn thương Chia sẻ về cách khắc phục hậu quả trong vụ việc trên, TS Tùng Lâm
nói: "Việc quan trọng và cấp thiết cần làm ngay bây giờ là ổn định tâm
lý, tinh thần cho nữ sinh. Nhà trường, thầy cô và cả gia đình, xã hội... cần
động viên, chia sẻ để giảm được tối đa tổn thất cho học trò Y. Bởi hiện nay,
nữ sinh Y đang bị sang chấn tâm lý, khủng hoảng niềm tin, tinh thần. Niềm tin
của em đang bị mất dẫn đến viết thư tuyệt mệnh và nghi đã có hành vi tự
tử". Đối với nhà trường, chuyên gia Tùng Lâm nếu quan điểm: "Ngay
sau khi học sinh này trở lại trường học, giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu
nhà trường phải xin lỗi nữ sinh N.T.N.Y (học sinh lớp 10A4) trước cờ, trước
toàn trường như cách nhà trường xử lý, kỷ luật dẫn đến nghi việc em đã uống
thuốc tự tử. Đây là sự việc nghiêm trọng may mắn đã cứu sống được em học
sinh. Nhà trường chưa làm đúng vai trò, chưa giúp đỡ được học trò. Nhà trường
cần rút kinh nghiệm nhận ra những cái sai, cái đúng". Lý giải về việc
dù Bộ GD&ĐT đã có Thông tư quy định về việc kỷ luật tích cực, trong đó
không phê bình học sinh trước lớp, trước trường tuy nhiên vẫn có những sự
việc xảy ra, ông Lâm cho rằng, điều này cái tôi thầy cô quá lớn, thói quen
giáo dục áp đặt, quyền uy, không xuất phát từ tình thương. Ngoài ra, cũng có
thể xuất phát từ quyền lợi nào đó của một số thầy cô, dẫn đến chuyện chèn ép,
bắt bẻ lỗi của học sinh. (Theo Lao Động) HÀ PHƯƠNG - TÙNG GIANG Một nền giáo dục xuống cấp trầm trọng. Vì tiền họ ép học sinh phải học thêm đã là không liêm sỉ. Không ép được lại dùng chiêu trò hạ nhục học sinh thì chỉ có trong phường bất lương chứ sao gọi là thầy? Ngôi trường đã biến thành chốn làm tiền nhơ bẩn! Thương Giang |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét