Vì sao Khánh Hòa phải lo xử lý sai phạm về đất đai?: Sau liên doanh, đất công thành tưCập nhật lúc 09:56
Vấn đề sai phạm đất đai ở Khánh Hòa vẫn còn nhiều dự án đất công 'cỡ bự' rơi vào tay tư nhân sau 'chiêu bài' liên doanh, liên kết... chưa được nêu tên.
Dự án Tropicana xây
trên đất công mặt tiền biển Nha Trang với giá thuê chỉ khoảng 38.000 đồng/m2/tháng.
ẢNH: HIỀN LƯƠNG Ngoài những dự án đất công đã được Thanh tra Chính phủ kết luận sai phạm, dư luận còn thắc mắc vì sao vẫn còn nhiều dự án đất công “cỡ bự” đang rơi vào tay tư nhân sau “chiêu bài” liên doanh, liên kết nhưng chưa được nêu tên. Phải chăng, những dự án này bị “lọt sổ”? Biến rạp phim công thành khách sạn tưĐó là dự án (DA) Trung tâm điện ảnh và dịch vụ văn hóa Sao Việt (DA Sao Việt) tại số 10 Hoàng Hoa Thám, TP.Nha Trang. DA Sao Việt nằm trên lô đất của Trung tâm điện ảnh Khánh Hòa (ĐAKH - thuộc Sở VH-TT Khánh Hòa), trước đây là rạp chiếu phim của TP.Nha Trang. Rạp phim có diện tích rộng hơn 974 m2, được xem là đất “vàng” khi nằm song song với tuyến đường biển Trần Phú. Tháng 6.2013, UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư (CNĐT) cho DA Sao Việt, đồng thời cho phép Công ty Sao Việt làm chủ đầu tư với tổng vốn 120 tỉ đồng với các chức năng: khách sạn (KS); trung tâm dịch vụ vui chơi giải trí karaoke, nhà hàng tiệc cưới; trung tâm văn hóa đa chức năng biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim. Thời hạn thuê đất 50 năm. Từ năm 2014, chủ đầu tư được cấp phép xây dựng công trình trên diện tích 1.088,8 m2, cao 14 tầng. Trong giấy CNĐT, DA Sao Việt còn được hưởng hàng loạt chính sách ưu đãi. Trong đó có ưu đãi về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao môi trường. Để thực hiện DA Sao Việt, tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Trung tâm ĐAKH liên doanh, liên kết với Công ty TNHH Tân Thịnh Phát (Công ty Tân Thịnh Phát, trụ sở Nha Trang) để đầu tư, với pháp nhân mới là Công ty Sao Việt. Để chuẩn bị cho việc liên doanh, Sở Tài chính Khánh Hòa đã kiểm tra và định giá số tài sản còn lại ở rạp phim là gần 6,1 tỉ đồng. Số tài sản này chính là vốn góp của Trung tâm ĐAKH vào DA Sao Việt. Sau khi cấp giấy CNĐT, ngày 9.10.2014, UBND tỉnh Khánh Hòa có văn bản thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh (thời điểm đó là ông Nguyễn Chiến Thắng) đồng ý việc Trung tâm ĐAKH không tham gia góp vốn đầu tư liên doanh với Công ty Tân Thịnh Phát. Công ty Tân Thịnh Phát có trách nhiệm nộp số tiền bồi hoàn giá trị tài sản còn lại là gần 6,1 tỉ đồng vào ngân sách nhà nước. Tiếp đó, ngày 27.11.2015, khi vừa nhận chức Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, ông Lê Đức Vinh đã ra quyết định thu hồi hơn 974 m2 đất của Trung tâm ĐAKH với lý do khó hiểu “người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất”. Cũng trong quyết định này, UBND tỉnh Khánh Hòa giao diện tích đất “vàng” nói trên cho chủ đầu tư DA Sao Việt thuê 50 năm mà không qua đấu giá và được trả tiền thuê đất 1 lần. Như vậy, qua các quyết định của tỉnh Khánh Hòa về việc chỉ đạo Trung tâm ĐAKH liên doanh và sau đó rút khỏi DA, cho thấy việc “hợp thức” đất công cho doanh nghiệp (DN) tư nhân khá rõ ràng. DA Sao Việt cho thấy có nhiều điểm bất thường, nhưng không hiểu sao vẫn chưa bị thanh, kiểm tra công khai. Cụm khách sạn Hải Yến - Viễn Đông rộng hơn 20.000 m2 đang cho thuê với giá siêu rẻThuê đất “kim cương” giá siêu rẻCũng với chiêu liên doanh liên kết tương tự, một số KS do DN nhà nước quản lý lần lượt rơi vào tay tư nhân. Theo hồ sơ, ngày 8.4.2011, UBND tỉnh Khánh Hòa nhận được tờ trình của một nhóm đầu tư do ông Trần Xuân Toàn, Tổng giám đốc Công ty TNHH đầu tư và phát triển Toàn Hải Nam (Công ty Toàn Hải Nam; trụ sở Q.1, TP.HCM) xin được đầu tư bằng hình thức liên doanh với Công ty TNHH MTV du lịch Khánh Hòa (Công ty du lịch Khánh Hòa; thuộc UBND tỉnh Khánh Hòa quản lý) để xây dựng khu phức hợp gồm KS, căn hộ cao cấp ngay tại vị trí đất “vàng” của cụm KS Hải Yến (40 Trần Phú, P.Lộc Thọ, TP.Nha Trang). Trước đây, KS này do Công ty du lịch Khánh Hòa quản lý, khai thác từ việc thuê lại đất và tài sản trên đất của tỉnh Khánh Hòa (đất công và tài sản công - PV). Tổng diện tích khu đất này hơn 10.000 m2. Tháng 9.2011, Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa có thông báo chỉ định nhà đầu tư là Công ty Toàn Hải Nam làm chủ đầu tư, có trách nhiệm liên doanh với Công ty du lịch Khánh Hòa thực hiện DA. Sau đó, 2 DN này liên kết và hình thành nên Công ty TNHH Miền Nhiệt Đới Nha Trang. Dự án khách sạn Sao Việt được xây trên chính rạp phim TP.Nha Trang không qua đấu thầu, đấu giáTheo văn bản thỏa thuận liên doanh, vốn điều lệ tại thời điểm liên doanh là 50 tỉ đồng; trong đó Công ty du lịch Khánh Hòa góp 10 tỉ đồng, tương đương 20% cổ phần. Đến ngày 25.9.2014, UBND tỉnh Khánh Hòa đồng ý chuyển toàn bộ cổ phần góp vốn của Công ty du lịch Khánh Hòa vào Công ty TNHH Miền Nhiệt Đới Nha Trang, và giao Tổng công ty Khánh Việt (Khatoco - DN nhà nước thuộc tỉnh Khánh Hòa) tiếp tục hợp tác liên doanh, thay cho Công ty du lịch Khánh Hòa trước đó. Theo giấy đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 3 ngày 12.8.2015, Công ty TNHH Miền Nhiệt Đới Nha Trang có vốn điều lệ 180 tỉ đồng, trong đó Công ty Toàn Hải Nam (do ông Trần Xuân Toàn làm Chủ tịch HĐTV) chiếm 164 tỉ đồng, tương ứng 91,11%; đại diện DN nhà nước là Khatoco chiếm 16 tỉ đồng, tương đương 8,89%, giảm hơn nửa tỷ lệ góp vốn ban đầu (khi chưa tăng vốn điều lệ). Sau khi có được các thủ tục cần có, ngày 28.1.2015, ông Trần Xuân Toàn tiếp tục ký quyết định phê duyệt DA đầu tư công trình với tổng mức đầu tư lên đến 1.289 tỉ đồng. Từ đây, với số tiền 16 tỉ đồng mà DN nhà nước hiện diện tại DA này là quá nhỏ. Đáng nói, theo hợp đồng thuê đất tại DA (nay có tên là Tropicana), giá thuê được tính là 459.116 đồng/m2/năm; phương thức nộp tiền hằng năm, thời hạn thuê đất 47 năm. Như vậy, tính ra 1 m2 đất “kim cương” này có giá cho thuê chỉ hơn 38.000 đồng/m2/tháng, chưa bằng giá 1 tô phở bán ở quán bình dân. Trong khi đó, giá đất tại đường Trần Phú (TP.Nha Trang) khoảng 500 - 700 triệu đồng/m2. Hiện nay, DA đang triển khai thi công 2 tòa tháp với quy mô trên 1.400 phòng, trong đó có 706 căn hộ du lịch với giá bán khoảng 75 - 85 triệu đồng/m2. Tương tự, là DA liên doanh KS Viễn Đông. Tháng 8.2000, UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định cho Công ty du lịch Khánh Hòa thuê đất tại KS Viễn Đông để kinh doanh. KS này có diện tích 9.352 m2, nằm trên vị trí đắc địa và liền kề DA Tropicana. Vào tháng 9.2012, UBND tỉnh Khánh Hòa bất ngờ đồng ý cho lập liên doanh đầu tư KS Viễn Đông giữa Công ty du lịch Khánh Hòa và Công ty CP quản trị Trần để đầu tư DA Trần - Viễn Đông. Ngày 14.9.2013, Công ty TNHH Trần - Viễn Đông được thành lập để đầu tư DA này. Theo phương án góp vốn, Công ty TNHH Trần - Viễn Đông có vốn đầu tư 100 tỉ đồng, trong đó Công ty du lịch Khánh Hòa góp 25 tỉ (chiếm 25%) bằng tài sản trên đất. Nghịch lý hơn, sau khi liên kết với Công ty CP quản trị Trần chưa được bao lâu, Công ty du lịch Khánh Hòa đã tiến hành cổ phần hóa. Đến tháng 7.2014, UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy CNĐT cho Công ty TNHH Trần - Viễn Đông. Theo đó, DA có tổng diện tích lên đến 10.424 m2, mục đích đầu tư thành khu liên hợp chức năng gồm KS nghỉ dưỡng chuẩn 5 sao, các căn hộ để bán và cho thuê dài hạn. Thế nhưng trên thực tế, từ khi được cấp giấy CNĐT đến nay, chủ đầu tư không xây dựng các hạng mục gì đáng giá như giấy phép cấp, mà chủ yếu khai thác trên khối tài sản vốn có trước khi liên kết, tức tài sản của nhà nước. Theo hợp đồng thuê đất được ký mới nhất vào ngày 2.11.2017, thời gian thuê đất thực hiện DA đến hết năm 2064, tương đương 50 năm. Tiền thuê đất trả tiền hằng năm theo thông báo của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa là 284.360 đồng/m2/năm. Như vậy, đất và tài sản gắn liền trên đất “kim cương” mà tỉnh Khánh Hòa cho Công ty Trần - Viễn Đông thuê có giá chỉ trên 23.000 đồng/m2/tháng. Những bất thường trên đến nay vẫn chưa được giải quyết rốt ráo. (Theo Thanh Niên) Hiền Lương |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét