Kit xét nghiệm Việt Á: Nghiệm thu sản phẩm sau khi vụ án bị khởi tốCập nhật lúc 10:50Từ khi Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án, bắt tạm giam tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á), nhiều thông tin liên quan vụ án lớn này khiến dư luận ngỡ ngàng.Nhân viên y tế lấy mẫu cho người dân tại phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHANTối muộn 27-12, Bộ Khoa học và công nghệ đã lên tiếng đính chính thông tin mà bộ này phát ra, về việc "bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận". Đính chính này khiến giới truyền thông cũng như nhiều nhà khoa học, chuyên gia bức xúc vì việc Bộ Khoa học và công nghệ khi công bố một thông tin quan trọng về sản phẩm của một nhiệm vụ Khoa học và công nghệ cấp quốc gia mà lại từ nguồn thông tin "tổng hợp trên báo chí". Khi chuyển giao cho Việt Á phát triển sản phẩm thương mại, việc không tính đến phần tài trợ của Nhà nước cho nghiên cứu vào giá thành sản phẩm, không tính phần thu hồi vào ngân sách là không đúng quy định. Phê duyệt nhanh sau nghiệm thu giữa kỳ Trao đổi với Tuổi Trẻ, một nhà khoa học đã trực tiếp tham gia các nhiệm vụ Khoa học và công nghệ cho biết theo các quy định hiện hành tại nghị định 70/2018 và các thông tư hướng dẫn, tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ Khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước được quản lý, sử dụng rất chặt chẽ. Trong số các tài sản mà nghị định này và các văn bản pháp quy liên quan điều chỉnh có nêu rõ bao gồm tài sản là kết quả của nhiệm vụ Khoa học và công nghệ sử dụng một phần hoặc toàn bộ ngân sách nhà nước. Theo thông tin công bố chính thức trên cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và công nghệ đến thời điểm này, kit xét nghiệm COVID-19 là sản phẩm của một nhiệm vụ Khoa học và công nghệ cấp quốc gia, do Học viện Quân y tổ chức chủ trì, không còn tên Công ty cổ phần công nghệ Việt Á là đơn vị phối hợp (như trước đó Bộ Khoa học và công nghệ đã nêu). Tổng kinh phí chi từ ngân sách cho nhiệm vụ này là 18,98 tỉ đồng. Thời gian thực hiện theo hợp đồng đã ký kết từ tháng 2-2020 đến tháng 7-2021. Thời gian thực tế thực hiện được gia hạn đến tháng 10-2021. Theo thông tin của Tuổi Trẻ, Học viện Quân y vừa họp nghiệm thu đề tài nghiên cứu bộ xét nghiệm COVID-19 LightPower Việt Á sản xuất hôm 25-12-2021, tức là sau khi thông tin về những bê bối liên quan bộ kit này dậy sóng trên truyền thông. Theo lịch trình nghiên cứu, cấp phép bộ xét nghiệm LightPower mà Bộ Y tế cung cấp, vào ngày 3-3-2020, Hội đồng đánh giá nghiệm thu giai đoạn 1 (đánh giá giữa kỳ) đã họp và đề nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng cho 2 bộ sinh phẩm. Theo Bộ Y tế, đây là kết quả của nhiệm vụ khoa học cấp nhà nước, do Bộ Khoa học và công nghệ phê duyệt, Học viện Quân y và Công ty Việt Á thực hiện. Căn cứ ý kiến của hội đồng, kết quả đánh giá đáp ứng về độ nhạy và độ đặc hiệu của bộ xét nghiệm LightPower tại Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, vào ngày 4-3-2020, Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng tạm thời trong thời gian 6 tháng cho 2 bộ sinh phẩm LightPower, ngày 4-12-2020 cấp phép lưu hành 5 năm đối với bộ sinh phẩm LightPower (cùng một số sinh phẩm khác). Về sự bất thường của quyết định cấp phép lưu hành tạm thời, cấp phép lưu hành dài hạn trước khi đề tài nghiên cứu sản phẩm được nghiệm thu, một chuyên gia của Bộ Y tế cho biết nghiên cứu này thực hiện trong 18 tháng nên có thể cấp phép trước để chống dịch, sau khi có kết quả nghiệm thu giữa kỳ. Tuy nhiên chuyên gia này băn khoăn hai điểm: thứ nhất là thời điểm 18 tháng của nghiên cứu thì đã hết từ tháng 10-2021, thứ hai là khoản kinh phí xấp xỉ 19 tỉ đồng mà theo chuyên gia này là khá cao so với nhiều nghiên cứu tương tự.
Theo Bộ Khoa học và công nghệ, việc bộ công bố thông tin sai là do tổng hợp thông tin từ báo chí Nhà nước bỏ tiền, tư nhân thu lợi Về việc nghiên cứu do ngân sách nhà nước tài trợ, nhưng kết quả lại được chuyển giao cho đơn vị tư nhân phát triển và kinh doanh với giá cao, vị chuyên gia của Bộ Y tế cho rằng việc này phụ thuộc vào hợp đồng giao nhiệm vụ của Bộ Khoa học và công nghệ, dựa trên các chính sách hiện hành, cho các đơn vị triển khai đề tài. Chuyên gia cũng cho rằng khi đánh giá lại thì cần xem xét cả tính thời điểm là đầu năm 2020 việc mua kit xét nghiệm khó khăn, nhập khẩu từ nước ngoài không dễ dàng nên việc phê duyệt, nghiệm thu đề tài nhanh chóng cũng giúp sớm có bộ xét nghiệm phục vụ chống dịch. Theo Bộ Khoa học và công nghệ, kit xét nghiệm RT-PCR phát hiện chủng 2019-nCoV đã được ứng dụng từ tháng 3-2020 đến nay, do cơ quan ứng dụng là Học viện Quân y và các đơn vị xét nghiệm SARS-CoV-2 trên toàn quốc mà không có tên Công ty Việt Á. Tương tự ở phần danh mục sản phẩm khoa học dự kiến ứng dụng - chuyển giao là bộ sinh phẩm RT-PCR sàng lọc chủng 2019-nCoV, với thời gian dự kiến ứng dụng từ tháng 9-2021 đến tháng 9-2022 cũng chỉ ghi tên đơn vị dự kiến ứng dụng là Viện Nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y. Trước đó, PGS.TS Hồ Anh Sơn (Học viện Quân y) - chủ nhiệm đề tài nghiên cứu - cho biết giai đoạn 1 các nhà khoa học đảm nhiệm chế tạo sản xuất quy mô phòng thí nghiệm, giai đoạn 2 doanh nghiệp (tức Công ty Việt Á) chủ trì. Điều đáng nói là ngoại trừ tên bốn thành viên của Công ty Việt Á có tên trong danh sách thành viên chính thực hiện nhiệm vụ Khoa học và công nghệ này, trong suốt bản báo cáo tự đánh giá của Học viện Quân y, tên Công ty Việt Á không hề được đề cập ở những nội dung liên quan đến ứng dụng, chuyển giao sản phẩm khoa học của nghiên cứu là bộ kit xét nghiệm. Quy trình đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ Khoa học và công nghệ để có cơ sở kết luận khả năng tiếp tục phát huy, hoàn thiện kết quả, thương mại hóa công nghệ, sản phẩm dường như cũng không được tuân thủ theo quy định. Bộ Khoa học và công nghệ dự kiến sẽ tổ chức đánh giá, nghiệm thu sản phẩm kit xét nghiệm trong tháng 12-2021 nhưng đến thời điểm này chưa thấy có thông tin gì cụ thể. Bản báo cáo kết quả tự đánh giá nhiệm vụ Khoa học và công nghệ cấp quốc gia do Học viện Quân y gửi lên và được Bộ Khoa học và công nghệ công bố cũng mới ký ngày 29-10-2021. Trên thực tế suốt trong thời gian trước đó, bộ kit xét nghiệm đã được Công ty Việt Á bán khắp 62 tỉnh thành trong cả nước, thu về hơn 4.000 tỉ đồng. Các chuyên gia trong lĩnh vực Khoa học và công nghệ cũng lưu ý rằng theo thông tư 02/2020 do chính Bộ Khoa học và công nghệ ban hành quy định rõ: Toàn bộ số tiền Nhà nước thu được từ việc phân chia lợi nhuận cho đại diện chủ sở hữu nhà nước (phần kinh phí ngân sách đầu tư), trong các nhiệm vụ Khoa học và công nghệ sẽ phải nộp vào ngân sách nhà nước. Bộ Công an: Điều tra triệt để, "không có vùng cấm" Tại buổi họp báo về tình hình, kết quả công tác trong công an năm 2021 tổ chức chiều 28-12 ở Hà Nội, thiếu tướng Nguyễn Văn Thành - phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra Bộ Công an - cho biết đã khởi tố vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng vào ngày 17-12 với 7 bị can. "Sau khi khởi tố các bị can, cơ quan điều tra công bố các thông tin cần thiết. Mọi khía cạnh của vụ án sẽ được làm rõ và xử lý nghiêm", ông Thành thông tin. Cơ quan điều tra thực hiện theo đúng chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an là "xử lý nghiêm không có vùng cấm". THÂN HOÀNG (Theo Tuổi trẻ) THANH HÀ - LAN ANH
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét