Nhận lương hưu "khủng" 54 triệu đồng/tháng, chỉ
đóng 2 tỷ BHXH trong 30 năm?
Nhiều ý kiến cho rằng, thay vì tham gia bảo hiểm xã
hội, người lao động nên gửi tiết kiệm vì lãi suất gửi tiết kiệm cao hơn mức
nhận lương hưu hàng tháng. Cụ thể vấn đề này ra sao?Những ngày qua, hai bài viết: "Người đang hưởng lương hưu cao nhất, tới 124 triệu
đồng/tháng là ai?" và "Bảo hiểm chi gần 1 tỷ đồng mỗi tháng cho 20 người nhận
lương hưu cao nhất" báo Dân trí đăng tải nhận rất nhiều
phản hồi của độc giả. Nhiều ý kiến đồng thuận rằng, đóng bảo
hiểm xã hội ở mức cao sẽ nhận lương hưu cao. Nhưng cũng không ít người nhận
định, mức lương hưu nhận được thấp hơn khoản tiền đã đóng bảo hiểm, người lao
động phải mất nhiều năm để "thu hồi vốn". Về vấn đề này, đại diện BHXH TPHCM nêu dẫn chứng một trường hợp cụ thể là bà P.T.L (hiện 56 tuổi, ngụ tại TPHCM), vừa nghỉ hưu. Bà L. tham gia BHXH từ tháng 11/1992 đến tháng 10/2022 với những khoảng thời gian có mức đóng khác nhau. Từ tháng 11/1992 đến tháng 12/1995 (38
tháng), bà L. đóng bảo hiểm 11 triệu đồng/tháng; từ tháng 1/1996 đến 12/2001
(72 tháng) đóng 38 triệu đồng/tháng, từ tháng 1/2002 đến 12/2006 (60 tháng)
đóng 50 triệu đồng/tháng; từ tháng 1/2007 đến 4/2011 (52 tháng) đóng 9 triệu
đồng/tháng; từ tháng 5/2011 đến tháng 3/2016 (59 tháng) đóng 16,6 triệu
đồng/tháng; từ tháng 4/2016 đến 12/2020 (57 tháng) đóng 24,2 triệu
đồng/tháng; từ tháng 1/2021 đến 10/2022 (22 tháng) đóng 29,8 triệu
đồng/tháng. Như vậy, mức bình quân thu nhập làm
căn cứ đóng BHXH hàng tháng của bà L. là 71.799.133 đồng. Tổng số tiền lương
của toàn bộ thời gian tham gia BHXH là 25.847.688.000 đồng. Do thời gian đóng
BHXH đạt 30 năm, bà L. được hưởng lương hưu với tỷ lệ tối đa là 75% mức lương
bình quân hàng tháng đóng BHXH. Do vậy, mức lương hưu của bà L. là 71.799.133
đồng x 75% = 53.849.350 đồng/tháng. Đại diện BHXH TPHCM lưu ý, nhiều người
nhầm lẫn số tiền gần 26 tỷ đồng là khoản người lao động đóng BHXH trong 30
năm nên mới tính ra con số, bà L. phải hưởng lương hưu liên tục 40 năm (với
mức lương gần 54 triệu đồng/tháng) mới có thể thu lại đủ 26 tỷ đồng đã đóng
BHXH, nghĩa là phải thọ trên 100 tuổi. Cũng vì thế mà có bạn đọc lập luận,
với số tiền 26 tỷ đồng, nếu mang gửi tiết kiệm lấy lãi hàng tháng thì số tiền
có được còn cao hơn mức lương hưu 54 triệu đồng. "Chúng tôi nhấn mạnh, số tiền gần
26 tỷ đồng là tổng tiền lương người lao động và người sử dụng lao động đăng
ký với cơ quan bảo hiểm làm cơ sở để đóng BHXH, đã tính cả chỉ số tăng giá
theo quy định hàng năm. Số tiền đóng BHXH thực tế chỉ bằng 22% mức 26 tỷ đồng
này, tức là gần 6 tỷ đồng", đại diện BHXH TPHCM khẳng định. Vị đại diện cơ quan bảo hiểm nêu rõ
quỹ định về tỷ lệ đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất của người lao động hàng tháng
là 22% tiền lương người lao động và người sử dụng lao động đăng ký làm cơ sở
để đóng BHXH. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 14%, người lao động đóng
8%. "Áp công thức vào tính thì tổng
số tiền bà L. đóng BHXH chỉ khoảng 2 tỷ đồng cho phần 8% của người lao động
trong 30 năm tham gia BHXH, còn lại 4 tỷ đồng là do công ty, doanh
nghiệp mà bà L. làm việc đóng. Nếu gửi tiết kiệm 2 tỷ đồng
phần bà L. đã đóng bảo hiểm thì không thể có tiền lãi gần 54 triệu đồng mỗi
tháng như khoản lương hưu bà đang được nhận", vị này khẳng định. Thực tế, với mức lương hưu hàng tháng
gần 54 triệu đồng/tháng đó, bà L. chỉ cần lãnh 36 tháng, tức khoảng 3 năm là
có thể nhận đủ số tiền đã đóng BHXH trong vòng 30 năm và chưa đến 10 năm để
nhận được toàn bộ 6 tỷ đồng mà cả bản thân và doanh nghiệp cùng đóng suốt quá
trình tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, đặc tính của việc tham gia
bảo hiểm là phòng ngừa rủi ro. Đó là những điểm ưu việt mà nếu chỉ gửi tiết
kiệm thì không có được. Khi tham gia BHXH, bên cạnh việc được
hưởng lương hưu hàng tháng khi hết tuổi lao động, người lao động còn được cấp
thẻ BHYT miễn phí; được hưởng các quyền lợi khám chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe trọn đời do quỹ BHYT chi trả với mức hưởng là 95% (cao hơn mức hưởng
trung bình của người tham gia BHYT theo hộ gia đình). Mặt khác, thân nhân người lao động còn
được hưởng tiền mai táng phí (10 tháng lương cơ sở) + trợ cấp tuất nhận một
lần hoặc hàng tháng khi người lao động mất. Đối với quỹ BHXH, dù đồng tiền
trượt giá vẫn luôn được nhà nước điều chỉnh kịp thời để bù đắp lại quyền lợi
cho người tham gia BHXH. Vì vậy, tham gia BHXH là để đảm bảo an
sinh bền vững, người hưởng lương hưu luôn có mức lương ổn
định trong suốt cuộc đời, không bị rủi ro như gửi tiết kiệm. (Theo Dân trí) Nam
Thái |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét