Sai phạm nghiêm
trọng, cần hủy kết quả thi công chức tại Bộ Công Thương
Cập nhật lúc 10:21
TP
- Liên quan sai phạm trong việc thi công chức tại Cục Quản lý thị trường
(QLTT- Bộ Công Thương), phóng viên Tiền Phong trao đổi với ông Nguyễn Sỹ
Cương - Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về việc này.
![]()
Ông Nguyễn Sỹ
Cương đánh giá, Cục QLTT đã để ra sai phạm nghiêm trọng cần tổ chức lại kỳ
thi. Vụ việc trên là sai phạm nghiêm trọng cần xử lý nghiêm về mặt hành chính
trước đã, đại biểu Cương nhấn mạnh.
Là người đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương về gian lận thi cử
tại Cục QLTT, ông đánh giá bản chất của vụ việc và trách nhiệm của người đứng
đầu đối với vụ việc tiêu cực này thế nào?
Trong thi tuyển cán bộ công chức, việc lộ đề là sai phạm nghiêm
trọng và khi đề đã lộ thì kỳ thi không còn giá trị. Bên cạnh đó còn là việc
làm lộ lọt tài liệu bí mật của cơ quan Nhà nước. Nếu chờ kết luận của cơ quan
công an mới xử lý thì chỉ có chờ khởi tố vụ án. Sai phạm này phải được Bộ
Công Thương xem xét nghiêm túc. Ngoài việc ảnh hưởng đến kết quả của việc
tuyển dụng còn ảnh hưởng đến uy tín của Bộ.
“Việc để lộ đề thi là sai phạm không chỉ của một số cá nhân mà
còn của cả Hội đồng thi của Cục QLTT, cụ thể là ông Trương Quang Hoài Nam, Chủ
tịch và ông Trịnh Văn Ngọc, Phó chủ tịch Hội đồng thi là những người phải
chịu trách nhiệm cao nhất”.
Ông Nguyễn
Sỹ Cương
Việc để lộ đề thi là sai phạm không chỉ
của một số cá nhân mà còn của cả Hội đồng thi của Cục QLTT, cụ thể là ông
Trương Quang Hoài Nam, Chủ tịch và ông Trịnh Văn Ngọc, Phó chủ tịch Hội đồng
thi là những người phải chịu trách nhiệm cao nhất.
Có thể cần xem xét là có đến mức phải chịu hình thức kỷ luật hay
chưa nhưng việc kiểm điểm trách nhiệm là phải có. Đối với những người có hành
vi vi phạm trực tiếp là các ông Nguyễn Đăng Khoa và Nguyễn Đức Lê phải bị kỷ
luật là đương nhiên. Sai phạm là sai phạm của cả hội đồng thi nhưng ông Ngọc
chỉ ra thông báo xem xét kỷ luật ông Khoa và ông Lê là không hợp lý.
![]()
Ông Nguyễn Sỹ Cương
Ông đánh giá thế nào về cách xử lý của
Bộ Công Thương, và theo ông, vụ việc trên cần xử lý như thế nào để đảm bảo
tính khách quan, minh bạch?
Bộ trưởng Bộ Công Thương đã khẳng định là có sai phạm và nói sẽ
xem xét, sẽ thông báo kết quả cho tôi. Nhưng đến thời điểm hiện nay đã 2
tháng tôi vẫn chưa thấy Bộ Công Thương thông báo kết quả xử lý. Việc xử lý kỷ
luật này là chậm trễ theo quy định của pháp luật, và nếu không được làm khẩn
trương thì cũng vi phạm các quy định của pháp luật về kỷ luật công chức. Theo
quy định của NĐ 34 thì thời hạn xử lý kỷ luật là 2 tháng kể từ khi phát hiện
có sai phạm.
Thời gian vừa qua, dư luận băn khoăn về chất lượng trong các kỳ thi, vậy ông đánh giá thế nào về việc thi tuyển công chức của Cục QLTT?
Lâu nay dư luận đã nói nhiều và rất bức xúc về chuyện tiêu cực
trong tuyển dụng cán bộ, công chức. Họ cho là việc tuyển dụng có chạy chọt và
việc tổ chức thi tuyển chỉ mang tính hình thức. Trong khi dư luận nóng như
vậy mà Cục QLTT lại để xảy ra chuyện này là rất đáng tiếc. Việc làm này ảnh
hưởng đến uy tín không chỉ của Bộ Công Thương mà còn của các cơ quan nhà nước
nói chung và một lần nữa khẳng định dư luận về tiêu cực trong thi cử tuyển
dụng là có cơ sở.
Người ta có quyền nghĩ việc tuyển dụng có thể chỉ là để hợp lý
hóa, “tuồn” con cháu ai đó vào bộ máy nhà nước. Điều đáng tiếc, Cục QLTT là một
trong các cơ quan thực thi pháp luật, mà còn tiêu cực như vậy thì làm sao có
bộ máy trong sạch.
Họ tiêu cực để vào bộ máy nhà nước thì cũng sẵn sàng tiêu cực
trong thực thi nhiệm vụ sau này. Trong một phiên giải trình trước Quốc hội về
chống buôn lậu, Bộ trưởng Bộ Công Thương từng nói lực lượng quản lý thị trường
yếu và mỏng, đề nghị cần tăng cường thêm một ngàn biên chế cho QLTT. Vậy nếu
cứ tuyển dụng như vậy thì việc tăng biên chế có đi đôi với việc tăng cường
quản lý nhà nước hay không.
Việc tiêu cực xảy ra trong thi tuyển công chức tại Cục QLTT phải
được Bộ Công Thương nhìn nhận một cách nghiêm túc và phải xem xét xử lý đúng mức
đối với những cá nhân liên quan.
Cảm ơn ông!
(Theo Tiền
phong) Minh Đức
|
Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét