Thủy
điện xả 'đúng quy trình' dìm dân chìm trong lũ
Cập
nhật lúc 08:35
Những
ngôi nhà ngập đến mái, những cánh tay chới với giữa dòng nước lũ… Gây nên
thảm cảnh ấy, có một phần không nhỏ của các nhà máy thủy điện.
Trung
tâm Khí tượng thủy văn TƯ đánh giá, với lượng mưa hơn 700mm trong vòng 12
giờ, lượng nước trút xuống các tỉnh bắc miền Trung, đặc biệt với Quảng Bình,
Hà Tĩnh mấy ngày qua thực sự đã gây nên thảm họa.
Chỉ có
điều, ngoài yếu tố thiên tai thất thường, chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ mà
lũ dâng lên cả 2-3 mét, ngập đến mái nhà như ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
thì không thể không nói đến một nguyên nhân khác: do việc xả lũ của thủy điện Hố Hô.
Chủ
tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh khi đi thị sát vùng rốn lũ Hương Khê
sau cái đêm kinh hoàng 14/10 đã phải thốt lên: “Hộ nào cũng cho rằng lúc tối
nước lên nhanh quá. Xả như thế nước không lên nhanh sao được!”.
Còn Chủ
tịch huyện Hương Khê Lê Minh Huấn thì “nóng mặt” khi có đến 12 trong số 16 xã thuộc địa hạt ông
quản lý đã ngập từ 2-3 mét với trên 5.000 nhà bị ngập, hàng vạn nhân khẩu
phải khổ sở vì bị nước cuốn trôi hết tài sản, hoa màu, gia súc, cảnh thiếu
đói đã hiện hữu trước mắt.
Ông
“nóng mặt” vì đây không phải lần đầu thủy điện Hố Hô gây tai họa cho người
dân quê ông.
Lần lại
thời gian, từ 2010 đến nay, hầu như năm nào việc xả lũ của nhà máy thủy điện
này cũng gây thiệt hại không nhỏ cho Hương Khê. Oái ăm thay, lần nào, nó cũng
được chủ đầu tư khẳng định là “xả đúng quy trình”. Lần này cũng vậy, ông chủ
của nhà máy thủy điện này vẫn khăng khăng là mình đã làm “đúng quy trình”.
Bởi “nếu không xả, nó sẽ đầy và tràn ra”.
Đúng là
nếu không xả, nước về hồ cấp tập đến 2000m3/s thì hồ sẽ đầy và tràn, tai họa
khi đó sẽ không thể nào lường hết. Tuy nhiên, hồ đầy hay không đều nằm trong
sự tính toán của người quản lý. Bởi những thông tin về bão và áp thấp nhiệt
đới đã được dự báo trước đó mấy ngày và thường xuyên được cập nhật.
Nếu
đúng là công ty đã xin lệnh xả và điều tiết từ 20h ngày 13/10 và từ 0h đến
14h ngày 14/10, đã thực hiện việc điều tiết nước trong hồ thì với 14 tiếng
đồng hồ ấy, đã quá đủ để thủy điện Hố Hô tính toán sao cho hợp lý, không phải
để đến lúc nước sắp tràn hồ mới vội vàng mở đồng loạt các cửa xả với cường
suất 18.000m3/s, đổ nước ào ạt gây ngập sâu cho vùng hạ du như vậy.
Giám
đốc nhà máy thủy điện khẳng định “có thông báo tới Ban phòng chống bão lụt
các cấp… và không có trách nhiệm thông báo tới chủ tịch UBND huyện”. Trong
khi đó, Chủ tịch huyện cho hay:“Huyện không nhận được thông báo bằng văn bản
nào của nhà máy về việc xả lũ, lưu lượng, thời gian để cảnh báo”, và cả huyện
đã “trở tay không kịp”.
Có nhìn
hình ảnh những cánh tay chới với giữa dòng lũ dữ, nhìn những người phụ nữ co
ro vì đói, vì lạnh trên nóc nhà tranh giữa mênh mông nước, nghe câu nói chân
chất thật thà “em chỉ mơ có cơm ăn thôi”, sẽ thấy “quy trình” kia đúng đến
đâu.
Quy
trình là do con người đặt ra và điều khiển nó. Nhưng có “quy trình” nào mà
lại xả nước vào chiều đến đêm khiến dân “ không kịp trở tay”, khiến dân phải
bỏ của chạy lấy người. Tài sản bao năm tích góp đành chấp nhận trôi theo dòng
nước lũ!
Quy
trình gì mà Chủ tịch huyện - người chịu trách nhiệm với mấy chục nghìn dân
nằm ngay dưới quả bom nước khổng lồ của thủy điện cũng không nằm trong danh
sách “phải thông báo” để chỉ đạo triển khai phương án ứng phó với hiểm họa có
thể xảy ra do xả lũ!
“Quy
trình” ấy, thiết nghĩ phải được xem lại.
Hố Hô
xả lũ không phải là lần đầu. Hố Hô cũng không phải là thủy điện duy nhất xả
lũ gây nên bao cảnh đau thương cho người dân miền Trung.
Điều
khó hiểu là vì sao câu chuyện cũ rích này vẫn lặp lại mỗi mùa mưa lũ. Trách
nhiệm của lãnh đạo địa phương, của các bộ ngành và chủ đầu tư các nhà máy
thủy điện đến đâu cần phải được phân tích, mổ xẻ và quy định rõ ràng.
Không
thể cứ ngăn sông xây nhà máy để bán điện thu tiền, còn tai ương thì đổ lên
đầu dân.
(Theo VietNamNet) Huệ Anh
|
Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét