Lọc dầu Dung Quất:
Nhận ưu
đãi khủng để lãi "tí ti"
Cập nhật lúc 13:23
(Doanh nghiệp)
- PVN cho biết, từ năm 2010 - 2014, các cơ chế ưu đãi về thuế nhập khẩu đã
cứu Dung Quất thoát lỗ 27.600 tỉ đồng.
Ưu đãi vẫn lỗ
Theo báo cáo của PVN gửi Chính
phủ, kết quả sản xuất kinh doanh của Dung Quất chịu tác động rất lớn từ cơ
chế ưu đãi.
Từ năm 2009, sau đó là năm 2012,
Chính phủ đã ban hành và hoàn thiện cơ chế cho Dung Quất được giữ lại một
“giá trị ưu đãi” theo mức thuế nhập khẩu (3% đối với sản phẩm hóa dầu, 5% đối
với khí LPG, 7% đối với xăng dầu). Có nghĩa trước khi bán ra thị trường, sản
phẩm của Dung Quất được cộng vào giá bán 3-7% thuế nhập khẩu (tùy sản phẩm)...
Và “giá trị ưu đãi” mà Dung Quất
được giữ lại, theo PVN, là rất lớn. Cụ thể, năm đầu tiên khi đi vào hoạt
động, Dung Quất được giữ lại tới trên 3.300 tỉ đồng. Năm 2011 thấp nhất cũng
đạt 1.836 tỉ. Cao nhất là năm 2014, Dung Quất được giữ lại tới trên 7.000 tỉ.
Từ năm 2010 - 2014, tổng “giá trị ưu đãi” mà Dung Quất được hưởng từ cơ chế
lên tới trên 26.000 tỉ đồng.
“Nếu không có cơ chế này, Dung
Quất chưa bao giờ có lãi, thậm chí liên tục thua lỗ, năm lỗ ít nhất trên
3.100 tỉ, cao nhất là năm 2014 lỗ tới 7.136 tỉ đồng. Tính chung năm năm qua
(từ năm 2010-2014), nếu không có khoản ưu đãi trên, Dung Quất lỗ lên tới
27.600 tỉ đồng!...”, báo cáo của PVN cho biết.
Trước đó, Dung Quất đã được hưởng
rất nhiều ưu đãi khác như: miễn thuế nhập khẩu trong 5 năm; được hưởng ưu đãi
mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm; trong đó được miễn
4 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9
năm tiếp theo. Được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 10%
suốt đời dự án công nghệ cao; miễn thuế đất trong 15 năm; giảm 50% thuế thu
nhập cá nhân cho người có thu nhập cao…
Tờ Tuổi trẻ nhận định, dù được
hưởng ưu đãi, nhưng khi nhà máy đi vào vận hành thương mại tháng 5/2010, hai
năm sau đó nhà máy này liên tục lỗ khủng. Năm 2011 lỗ 2.959 tỉ đồng, sáu
tháng năm 2012 lỗ 2.299 tỉ đồng. Nguyên nhân là thời gian này thuế nhập khẩu
xăng dầu chung thấp hơn mức ưu đãi 3-7% nên Dung Quất không có nguồn để được
trích lại.
Trước tình hình đó, ngày
26/7/2012, PVN kiến nghị lên Chính phủ và sau đó có quyết định cho Dung Quất
được giữ lại mức 3-7% thuế nhập khẩu, ngay trong trường hợp Nhà nước quy định
thuế suất thuế nhập khẩu thấp hơn mức ưu đãi, Dung Quất sẽ vẫn được cấp khoản
tiền này.
Đầu năm 2015 thuế nhập khẩu xăng
ở mức 35% cho các thị trường đang hưởng thuế suất ưu đãi được Bộ Tài chính
điều chỉnh cho giảm xuống còn 20% cho các thị trường được hưởng thuế suất ưu
đãi đặc biệt. Thuế nhập khẩu dầu diesel đang ở mức 30% được giảm xuống còn 5%
cho năm 2015 và sau đó giảm về 0% cho năm 2016 đến năm 2018. Các mức giảm này
chỉ áp dụng cho xăng dầu có xuất xứ từ các nước ASEAN. Trước bối cảnh này,
Dung Quất lo lắng doanh nghiệp đầu mối có hướng chuyển sang nhập khẩu, giảm
mua hàng từ Dung Quất.
Vì vậy, PVN đề nghị Chính phủ
cho Dung Quất được kéo dài thời hạn hưởng cơ chế ưu đãi đến năm 2027 nếu không
Dung Quất có khả năng phải đóng cửa.
Thế nhưng câu chuyện không đơn
giản như vậy. Theo cơ chế tài chính đặc thù áp dụng cho Nhà máy lọc dầu Dung
Quất, ngay cả khi thuế suất nhập khẩu xăng dầu giảm xuống 0%, Dung Quất cũng
không bị ảnh hưởng. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ phải bù 7% này cho
Dung Quất và phải gánh khoản lỗ này.
Trả giá đắt
Không phủ nhận việc
nhà máy lọc hóa dầu là động lực, đầu tàu phát triển kinh tế của địa phương,
nhưng để có được số vốn đầu tư lớn mà bất lợi cho nhà nước, cái giá phải trả
quá đắt.
Ông Nguyễn Tiến Dũng,
nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhận
xét, các dự án lọc hóa dầu chẳng khai thác được lợi thế gì của Việt Nam. Dung
Quất có mỏ Bạch Hổ cũng đã phải nhập 10-20% sản lượng dầu thô, vậy nên tất cả
các nhà máy khi đi vào hoạt động cũng đều phải nhập khẩu dầu thô, nghĩa là
chịu sự chi phối của giá dầu thô thế giới.
Việt Nam chẳng thu
được đồng thuế nào trừ chút thuế giá trị gia tăng, thậm chí còn phải bù thuế
cho các nhà máy lọc dầu. Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn đang được hưởng
ưu đãi về thuế nhập khẩu.
Theo đó, Chính phủ
bù thuế 7% cho mặt hàng xăng dầu của hai nhà máy này. Riêng đối với Dung
Quất, PVN phải đứng ra bù thay ngân sách nhà nước dù về nguyên tắc, PVN là
tập đoàn nhà nước. Đừng tưởng 7% là nhỏ, đó là hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Đổi lại, Dung Quất đang có lãi “tý teo”, vài nghìn tỷ đồng mỗi năm trong khi
vốn đầu tư là 3 tỉ USD kèm chính sách hỗ trợ rất “khủng”.
Ông Dũng nói thẳng,
nhà nước đang phải bỏ tiền ngân sách để cho nhà máy lọc dầu Dung Quất có lãi.
Và những ưu đãi này chắc chắn còn kéo dài, bởi nếu không nhà máy lại bị lỗ.
TS Nguyễn Đông Hải,
nguyên lãnh đạo Tổng cục Dầu khí (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) cho biết,
để có vốn và nguyên liệu, Việt Nam phải chấp nhận đánh đổi, bị chi phối
về kinh tế, hứng chịu rủi ro về môi trường và an ninh.
"Việt Nam không
có ngoại tệ, kỹ thuật lại càng không, chỉ có dầu ở Bạch Hổ. Các công ty Nhật
Bản, Pháp, Nga… ban đầu rất quan tâm đến dự án này nhưng sau đó họ rút lui. Ở
thời điểm đó (đầu những năm 90 của thế kỷ trước-PV) chọn địa điểm xây dựng nhà
máy phải gần nơi tiêu thụ và nơi cung cấp dầu thô, mà Dung Quất hoàn toàn không
thích hợp.
Bởi thế, thông
thường một nhà máy lọc dầu chỉ xây trong 4-5 năm thì lọc dầu Dung Quất kéo
dài tới gần chục năm. Việt Nam đã phải trả giá đắt gấp đôi vì những thiếu sót
trong chủ trương từ việc chọn địa điểm, đối tác đến dây chuyền kỹ
thuật", TS Nguyễn Đông Hải nói.
(Theo
Đất Việt) Lam Lam
Đây là sai lầm của quyết sách trong quá khứ mà hiện tại người dân phải trả giá cho ai đó. Giả sử sau này mấy cái dự án bô xít, sân bay Long Thành... có lỗ khủng thì lại có ngân sách bảo lãnh. Liệu có khi nào Việt Nam ta sẽ giống Hy Lạp hôm nay?
Thương Giang
|
Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét