Scandan FIFA có thể “lây nhiễm” sang
chính trị?
Cập nhật lúc 10:12
(Quan hệ quốc tế) - Thế giới bóng đá
đang chấn động trước những thông tin tham nhũng, hối lộ của các quan chức
lãnh đạo FIFA, trong khi chủ tịch Sepp Blatter vừa từ chức.
Phanh phui
những ổ dịch đầu tiên
Cựu ủy viên FIFA, người có 21
năm làm việc cho Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribbean (CONCACAF)
Chuck Blazer đã bị FBI theo dõi và cáo buộc các tội danh trốn thuế và nhận
hối lộ liên quan đến việc đăng cai 5 kỳ Gold Cup (giải vô địch các quốc gia
vùng Bắc và Trung Mỹ).
Blazer, 70 tuổi, hiện đang điều
trị căn bệnh viêm phổi cấp tại một bệnh viện ở New York đã thừa nhận các tội
danh trên, đồng thời hoàn trả cho cơ quan thuế vụ 2 triệu USD và chấp nhận
trả một khoản tiền phạt với hy vọng được giảm án.
Để hy vọng nhận được mức án tù
nhẹ hơn, Blazer chấp nhận làm “tay trong” cho Cục Điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI)
từ năm 2011. Tuy nhiên, với hàng loạt tội danh như: Lừa đảo qua thư điện tử,
tống tiền, rửa tiền và trốn thuế, Chuck Blazer vẫn có thể bị kết án tới 10
năm tù.
Các bản cung khai của Blazer cho
thấy, giới lãnh đạo FIFA đã thò bàn tay nhám nhúa, làm hỏng World Cup một
thời gian rất dài trước khi nổ ra các vụ lùm xùm xung quanh việc trao quyền
đăng cai World Cup 2018 và 2022 cho Nga và Qatar, hai sự kiện đang bị điều
tra ráo riết vụ mua bán phiếu bầu.
Trong hai năm qua, ông này mang
theo một micro cài lẫn trong chùm chìa khóa và đã ghi âm hàng trăm cuộc nói
chuyện liên quan. Từ đó, FBI đã lần ra đường dây tham nhũng, ăn hối lộ khổng
lồ của các quan chức FIFA. Đến nay, đã có 9 ủy viên BCH và 5 đối tác của Liên
đoàn bóng đá thế giới bị bắt giữ.
Các quan chức này bị truy tố tất
cả với các tội danh nhận hối lộ, rửa tiền và làm ăn phi pháp liên quan đến
việc lựa chọn quốc gia tổ chức World Cup, mua bán phi pháp bản quyền truyền hình
các giải đấu lớn. Những nước có liên quan bao gồm Pháp,
Theo các bản cung khai từ năm
2013 và lần đầu tiên được công bố hôm 3-6, Blazer thừa nhận trong thời gian
làm việc ở FIFA và CONCACAF, ông này tham gia ít nhất hai vụ ăn hối lộ của các
nước để giành quyền đăng cai World Cup là Pháp và Nam Phi.
Năm 1992, Blazer và một số người
khác đã nhận tiền để ủng hộ Pháp giành quyền đăng cai World Cup 1998. Cùng
với một số thành viên khác trong Ban chấp hành FIFA, ông này cũng đồng ý nhận
các khoản lót tay liên quan đến việc bỏ phiếu ủng hộ Nam Phi đăng cai World
Cup 2010.
Trước những quy kết này, Pháp
vẫn chưa đưa ra phản hồi gì nhưng Bộ trưởng thể thao Nam Phi Fikile Mbalula
phản ứng mạnh mẽ trước cáo buộc chính quyền nước này đã chi 1 triệu USD tiền
hối lộ cho cựu phó chủ tịch FIFA Jack Warner, để đổi lấy sự ủng hộ của ông
này cho chiến dịch đăng cai World Cup 2010.
Ông Mbalula khăng khăng cho rằng
đó chỉ là khoản tiền ủng hộ các cư dân châu Phi lang bạt lập nghiệp đến vùng
Một quan chức FBI cho hay, những
sự việc bê bối liên quan đến các kỳ World Cup chỉ là một phần nhỏ trong các
vụ tham nhũng với giá trị ước lên đến 150 triệu USD mà các thành viên chóp bu
của FIFA bị cáo buộc đã thực hiện trong gần 20 năm qua.
Có thể gây ảnh
hưởng lớn đến tình hình chính trị thế giới
Hiện nay, Cơ quan cảnh sát quốc
tế Interpol đã phát lệnh truy nã toàn cầu đối với 6 người có liên quan đến
FIFA, bao gồm cựu phó chủ tịch FIFA Jack Warner, cựu chủ tịch Liên đoàn bóng
đá Nam Mỹ Nicolas Leoz và các doanh nhân Argentina là Alejandro Burzaco, Hugo
Jinkis, Mariano Jinkis và Jose Margulies, giám đốc điều hành một kênh truyền
hình Brazil.
Alejandro Burzaco, Hugo và
Mariano Jinkis đồng sở hữu Datisa, doanh nghiệp có liên quan đến hợp đồng trị
giá 317,5 triệu USD ký với LĐBĐ Nam Mỹ để độc quyền bản quyền truyền hình
trên toàn thế giới ba kỳ Copa America 2015, 2019 và 2023.
Datisa cũng tham gia vào hợp
đồng trị giá 35 triệu USD ký với CONCACAF về bản quyền giải đấu Copa America
Centenario.
Hiện nay, công tác điều tra đang
được mở rộng và tiến hành ráo riết. Một quan chức FBI cho biết, công việc
điều tra có thể mở rộng đến cả Chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Âu Michel
Platini và cựu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter - người vừa từ chức sau khi tái đắc
cử Chủ tịch Liên đoàn bóng đá thế giới vẻn vẹn 4 ngày.
Chỉ 4 ngày sau chiến thắng
thuyết phục tại cuộc bầu cử chủ tịch Liên đoàn bóng đá thế giới, ông Sepp
Blatter đã bất ngờ từ chức, sau khi vượt qua những cáo buộc tham nhũng. Tuy
nhiên, vị Chủ tịch người Thụy Sĩ vẫn sẽ giữ chức vụ người đứng đầu FIFA trong
6 tháng tới, trước khi tìm được người thay thế.
Tuy đã chiến thắng nhưng Sepp
Blatter đã biết bản thân khó có tiếp tục đứng đầu FIFA được nữa. Nếu như thất
bại trong cuộc bỏ phiếu vừa qua, ông hoàn toàn có thể bị tống thẳng vào nhà
giam giống phó chủ tịch Jack Warner, nên việc chiến thắng trong cuộc bầu cử
cũng không thể làm Blatter yên tâm.
Việc ông chiến thắng cuộc bỏ phiếu
cách đây một tuần sẽ khiến những âm mưu chống lại ông, đặc biệt là từ Liên
đoàn bóng đá châu Âu UEFA với sự lãnh đạo của Michel Platini - tổ chức có
tiếng nói quan trọng nhất trong FIFA, trở nên gay gắt hơn.
Vị quan chức lão luyện này hiểu
rằng, nếu như ông không tuyên bố từ chức, rất có thể trong thời gian tới một
âm mưu cực đoan hơn sẽ nhắm vào mình và những nước được ông ủng hộ. Việc ông
cam kết rời bỏ chức vụ sẽ làm nguội đi “những cái đầu nóng”.
Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Anh
(FA), Greg Dyke đã từng đưa ra dự đoán là Blatter “không trụ quá hai năm” sau
khi tái đắc cử, nhưng kết quả thực tế rất bất ngờ khi ông Blatter đã chơi
nước cờ khôn ngoan nhất và đúng đắn nhất có thể để rút khỏi cương vị cao nhất
của FIFA.
Nên nhớ, 6 tháng là khoảng thời
gian mà FIFA vẫn sẽ chịu sự điều hành của Blatter và nửa năm là quá đủ để
xoay chuyển tình hình. Các chuyên gia phân tích cho rằng, khoảng thời gian
tại vị của ông Blatter có thể ảnh hưởng lớn đến cục diện chính trị thế giới
chứ không chỉ gói gọn trong lĩnh vực bóng đá.
FIFA dưới thời của Sepp Blatter
đã biến thành tổ chức có tầm ảnh hưởng lớn hơn cả UNICEF, thậm chí là cả Liên
Hợp Quốc và “sói già” người Thụy Sĩ biết rằng nếu không thận trọng trong mọi
quyết định, vụ tham nhũng của FIFA có thể gây ảnh hưởng lớn đến tình hình
chính trị thế giới.
(Theo Đất Việt) Thiên
|
Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét