Thu phí BOT đường thủy: Vẫn
quanh quẩn tư duy “tận thu”
Cập
nhật lúc
08:12
(Tin
tức thời sự) - "Phải thấy được vị trí quan trọng và cần thiết
của đường sông với nền kinh tế nông nghiệp đất nước, đặc biệt với mạng lưới
sông ngòi phía
|
Sông Sài Gòn từ cầu Bình Lợi (TPHCM) đến cảng Bến Súc
|
Đặc biệt, trong
thời gian vừa qua, việc nông sản đội giá lên cao cũng chính là do chi
phí vận chuyển rất cao, nên đã đẩy giá nông sản lên rất nhiều.
"Cho nên,
phải thấy được vị trí quan trọng và cần thiết của đường sông với nền kinh tế
nông nghiệp đất nước, đặc biệt với mạng lưới sông ngòi phía Nam, nếu như
vội vã tiến hành thu phí BOT, thì theo tôi đó là con dao hai lưỡi", ông
Sanh nhấn mạnh.
Phải
tính toán cho phù hợp
Mặt khác, theo
ông Sanh, Bộ GTVT phải tính toán thu phí làm sao cho phù hợp, bởi vì, trước
đây chưa từng có hình thức thu phí BOT với đường sông, nên khó có thể
nhận định và kiểm tra mức giá là cao hay thấp.
Theo tính toán,
đối với tàu 1.000 tấn sẽ phải đóng mức phí 70.000 đồng/km, tàu trên 3.000 tấn
lưu thông qua tuyến phải đóng tới 210.000 đồng/km. Tuyến đường dài hơn 70 km,
khi đó tàu 3.000 tấn lưu thông qua tuyến sẽ đóng gần 15 triệu đồng. Đây là
một con số không hề thấp.
Cho nên, ông
Sanh khẳng định: "Theo tôi không nên sử dụng hình thức thu phí
BOT đối với đường sông, mà nên sử dụng biện pháp khác".
Bởi vì, theo
ông Sanh, đường bộ hiện nay cũng đã quá tải nên phải tạo những điều
kiện cần thiết hỗ trợ cho sự phát triển đường thủy, không nên hạn
chế. Thế nhưng, nếu đưa vào thu phí BOT ngay thì sẽ rất nguy
hiểm, DN vận tải sẽ quay lại đường bộ hoặc tìm cách khác.
Trong khi, ông Phan Công Bằng – Trưởng phòng Quản lý giao thông đường
thủy Sở GTVT TPHCM cho biết sau khi hoàn thành dự án cải tạo luồng, lạch,
việc thu phí sẽ tạo ra nguồn quỹ lâu dài để phát triển, nâng cấp và mở rộng
mạng lưới đường thủy nội địa TPHCM – Bình Dương và Đồng Nai.
Bởi kinh phí đầu tư cho giao thông đường thủy nội địa rất hạn hẹp, cản
trở việc mở rộng luồng lạch, kìm hãm sự phát triển của vận tải tàu thủy.
Không những vậy, đây là điểm thí điểm thu phí luồng, lạch đầu tiên trên cả
nước, nếu thành công sẽ tạo tiền đề để các tỉnh, thành phố trong cả nước làm
theo, tạo sự đồng bộ cho hạ tầng đường thủy nội địa liên vùng.
Đối tượng chịu phí là tàu biển, các phương tiện tàu thủy nội địa hoạt
động trên luồng sông Sài Gòn (từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc) có
tải trọng toàn phần hoặc tải trọng quy đổi lớn hơn 300 tấn.
Các phương tiện không chịu phí gồm phương tiện sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an (trừ các phương tiện sử dụng
vào hoạt động kinh tế); phương tiện của cơ quan Hải quan đang làm nhiệm vụ
(trừ các phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế); phương tiện của các cơ
quan thanh tra giao thông, Cảng vụ đường thủy nội địa; phương tiện tránh bão,
cấp cứu; phương tiện vận chuyển phòng chống lụt, bão.
Các Cảng vụ đường thủy nội địa quản lý cảng, bến trong khu vực tuyến
luồng Sài Gòn (từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc) là cơ quan thu
phí. Cảng vụ đường thủy nội địa có trách nhiệm tổ chức thu phí tại các cảng,
bến trong khu vực đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ theo quy định.
(Theo Đất Việt) Thái Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét