Thông tin sốc về kế hoạch bán
nhà trả nợ của Keangnam
Cập nhật lúc 14:31
(Doanh nghiệp)
- Chậm nhất là đầu tháng 7, Tòa án, Tập đoàn Keangnam và các chủ nợ sẽ
được triệu tập để bàn về phương án tái cơ cấu tập đoàn.
Ngoài vụ bê bối
hối lộ phát sinh sau vụ tự tử của cựu Chủ tịch Tập đoàn Keangnam Sung
Won-jong ngày 10/4 dẫn đến việc Thủ tướng Lee Wan-koo phải xin từ chức, quá
trình điều tra của tòa án và cơ quan công tố Hàn Quốc cũng phát hiện nhiều
điểm đáng báo động liên quan đến tập đoàn này.
Tình
hình tài chính của Tập đoàn Keangnam
Trong 2 năm gần
đây, do thị trường bất động sản và xây dựng tại Hàn Quốc trở nên trầm lắng,
hoạt động kinh doanh của Keangnam gặp nhiều khó khăn và liên tục thua lỗ, năm
2013 lỗ 182,7 tỷ won, năm 2014 lỗ 310,9 tỷ won (tỷ giá hiện tại 1USD = 1.086
won). Hiện Keangnam đã vay tổng cộng 2.200 tỷ won (khoảng 2 tỷ USD) từ nhóm
chủ nợ đứng đầu là 4 ngân hàng Shinhan, Woori, Nonghyup và Ngân hàng Xuất
nhập khẩu Hàn Quốc, song không có khả năng thanh toán.
Trước khi tự
sát, cố Chủ tịch Tập đoàn Keangnam Sung Wan-jong ngày 17/3 từng tuyên bố sẵn
sàng từ chức nhằm thuyết phục các chủ nợ tiếp tục cho công ty vay tiền để duy
trì hoạt động. Tuy nhiên, đến ngày 27/3, nhóm chủ nợ đã từ chối cung cấp thêm
khoản vay trị giá 110 tỷ won (khoảng 99,2 triệu USD) theo đề nghị của
Keangnam và từ chối tham gia chương trình hoán đổi trái phiếu thành cổ phiếu
trị giá 90,3 tỷ won do cổ phiếu của Keangnam đã bị ngừng giao dịch trên thị
trường chứng khoán Hàn Quốc từ ngày 11/3.
Trước tình hình
trên, ngay trong buổi chiều ngày 27/3, Keangnam đã phải nộp đơn lên Tòa án
quận trung tâm Seoul để tham gia “Thủ tục hồi sinh công ty”, theo đó tòa án
sẽ tiếp quản quyền quản lý để xử lý các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính đến hạn
và tiến hành tái cơ cấu công ty.
Từ ngày 7/4,
Tòa án quận trung tâm Seoul đã tiến hành xem xét toàn bộ sổ sách kế toán,
thống kê công nợ, tài sản của Keangnam cả ở trong và ngoài Hàn Quốc, trong đó
có tòa nhà Hanoi Landmark Tower 72 tầng tại Hà Nội.
Dự kiến sau khi
công bố bản báo cáo kế toán cuối cùng vào cuối tháng 6, chậm nhất là đầu
tháng 7, Tòa án sẽ triệu tập cuộc họp giữa các bên liên quan gồm Tòa án, Tập
đoàn Keangnam và các chủ nợ để bàn về phương án tái cơ cấu tập đoàn. Phía tòa
án cũng dự kiến chỉ định ông Lee Song Hui của Tập đoàn Doosan và ông Lee Yong
Ho của Ngân hàng Shinhan vào ban tái cơ cấu Tập đoàn Keangnam.
Tuy nhiên, theo
Tòa án quận trung tâm Seoul, quá trình tiến hành “thủ tục hồi sinh công ty”
phụ thuộc rất lớn vào việc tập đoàn này có bán được Tòa nhà Hanoi Landmark
Tower, một trong những tài sản lớn nhất hiện nay của Keangnam ở nước ngoài,
hay không vì quy mô nợ hiện nay của tập đoàn này đã ở mức trên 1 tỷ USD.
Tòa án cũng cho
biết, từ tháng 1/2015, Keangnam đã lựa chọn Colliers International, tập đoàn
môi giới và quản lý bất động sản toàn cầu của Mỹ, có văn phòng đại diện tại
Việt Nam ở tầng 7 tòa nhà Bitexco, TP.HCM, làm đơn vị trung gian để chuyển
nhượng tòa nhà trên.
Từ đầu tháng 4 vừa qua, một số tờ báo Hàn Quốc đã
đưa tin về việc Tập đoàn Keangnam rao bán Keangnam Landmark Tower, tòa nhà
cao nhất tại Việt Nam đã được Keangnam xây dựng với chi phí đầu tư khoảng
1.200 tỷ won (gần 1,1 tỷ USD), trong đó vay nợ ngân hàng chiếm tới 530 tỷ won.
Trong nỗ lực cuối cùng nhằm duy trì hoạt động của tập đoàn, tại cuộc họp
báo diễn ra ở thủ đô Seoul ngày 8/4, tức là chỉ một ngày trước khi tự sát, cố
Chủ tịch Tập đoàn Keangnam Sung Wan Jong thậm chí cũng đã hé lộ về việc quỹ
đầu tư Qatar Investment Authority (QIA) đang quan tâm đến việc mua lại tòa
nhà này với số tiền mà khi đó ông này miêu tả là “rất lớn”, song không cho
biết cụ thể bởi mọi việc đang tiến hành.
Đến cuối tháng 4, truyền thông Hàn Quốc tiếp tục đưa tin tòa nhà này đã được
rao bán. Cụ thể, ngân hàng Goldman Sachs và quỹ đầu tư Qatar Investment
Authority (QIA) là hai đơn vị bày tỏ ý định mua lại tòa nhà này. Goldman
Sachs dự kiến sẽ mua lại khoản nợ mà Keangnam đã vay để đầu tư cho dự án trị
giá 1.000 tỷ won (khoảng 900 triệu USD) và thành lập một công ty chuyên biệt
để tiếp nhận vai trò là cổ đông lớn tại tòa nhà Keangnam Landmark Tower.
Tuy nhiên, Goldman Sachs cũng cho biết dự định sẽ bán lại toà nhà nếu tập
đoàn Keangnam không thực hiện được các nghĩa vụ trả nợ. Trong khi đó QIA đưa
ra lời đề nghị mua lại toàn bộ tòa nhà với giá 600 triệu USD và được sở hữu
lâu dài.
Trước tình hình trên, ngày 6/5, Tòa án trung tâm quân Seoul, đơn vị đang
tiếp quản quyền quản lý tập đoàn Keangnam theo “Thủ tục hồi sinh công ty,”
thông qua Colliers International, đã gửi văn bản tới tới nhà đầu tư quan tâm
đến tài sản của Keangnam tại Việt Nam, trong đó có QIA, thông báo định giá
tòa nhà này ở mức 830 tỷ won (khoảng 770 triệu USD).
Thông báo nói rõ: “Trong trường hợp giá mua lại trên 800 triệu USD, QIA
hoặc bất cứ công ty nào có nhu cầu đều sẽ được quyền đàm phán độc quyền.
Ngược lại, cuộc đàm phán sẽ bị huỷ và sẽ chuyển sang đấu thầu cạnh tranh”.
Gần đây nhất, vào ngày 13/5, nhật báo Người đưa tin Hàn Quốc (Korea
Herald) dẫn nguồn tin từ các ngân hàng đầu tư, thậm chí còn cho rằng QIA đã
thông báo với Colliers International chấp nhận bỏ ra 800 triệu USD, bằng mức
giá mà tòa án Hàn Quốc đưa ra trước đó, để mua tòa nhà và giành quyền đàm
phán độc quyền về thương vụ này.
Tuy nhiên, ngày 15/5, tờ Korea JoongAng Daily, 1 trong 4 tờ báo lớn nhất
tại Hàn Quốc, đã gây chấn động dư luận nước này khi đưa tin Quỹ QIA đã lên
tiếng phủ nhận thông tin họ sẽ mua tòa nhà trên và cho rằng Ban Joo-hyun,
cháu trai của Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon và là giám đốc chi nhánh
New York của Colliers International, bị tình nghi làm giả giấy tờ trong
thương vụ mua bán tòa nhà này nhằm chiếm đoạt tiền của Tập đoàn Keangnam.
Theo TTXVN
|
Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét