Trung Quốc chống lại “luật rừng”, phớt
lờ Luật biển
Cập
nhật lúc 20:02
Ngoại trưởng TQ Vương Nghị cho rằng: Thế giới phải chống lại luật rừng, ỷ mạnh hiếp yếu. Nhưng thật trớ trêu, Vương Nghị đã không giải thích lý do tại sao tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông thế giới lại phải chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc...
Ngày 14/4 Frank Ching, một nhà báo và là nhà bình luận Hồng
Kông phân tích trên tờ Japan Times, chắc chắn Trung Quốc không muốn thế giới
năm 2015 trở thành nơi theo lời Vương Nghị, "luật rừng ngự trị, kẻ mạnh
ức hiếp kẻ yếu". Nhưng ông Nghị và chính phủ mà ông đại diện lại khăng
khăng rằng sự lựa chọn duy nhất của các nước nhỏ, yếu hơn Trung Quốc ở Đông
Nam Á phải đàm phán tay đôi với Bắc Kinh có ngân sách quân sự lớn thứ hai thế
giới, đội tàu hải cảnh lớn nhất thế giới và nhiều hơn các tàu tuần tra của cả
Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Indonesia và Malaysia cộng lại!?
Rõ ràng cho đến nay, Trung Quốc là một bên yêu sách mạnh
nhất về quân sự ở Biển Đông, các bên tranh chấp con lại nhỏ và yếu hơn nhiều
so với họ. Ngày 24/10 năm ngoái, ngày Liên Hợp Quốc, Vương Nghị phát biểu kêu
gọi cộng đồng quốc tế tái khẳng định cam kết duy trì hòa bình thế giới và
luật pháp quốc tế. Ông nói rằng cộng đồng quốc tế phải chống lại luật rừng, ỷ
lớn ức hiếp nhỏ. Nhưng thật trớ trêu, Vương Nghị đã không giải thích lý do
tại sao tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông thế giới lại phải chấp nhận các yêu
sách của Trung Quốc trong khi họ coi yêu sách và hành động của Bắc Kinh là
bất hợp pháp.
Bắc Kinh vẫn rao rảng rằng phải thượng tôn pháp luật, nhưng
chính họ lại không chấp nhận cơ chế được cung cấp bởi Công ước Liên Hợp Quốc
về Luật Biển 1982 cho trọng tài tư pháp xử lý các tranh chấp lãnh thổ, hàng
hải một cách hòa bình. Đã thế cách đây 6 tháng, Ban chấp hành trung ương đảng
Cộng sản Trung Quốc còn ra hẳn một nghị quyết nhấn mạnh rằng mọi thứ phải
được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Hoạt động cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) của
Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) trên 7 bãi đá
không đủ điều kiện là đảo theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và bị
các bên liên quan cũng như Hoa Kỳ chỉ trích. Trung Quốc đã bác bỏ tất cả
những chỉ trích này, thậm chí Vương Nghị còn tuyên bố (một cách "trâng
tráo" theo bình luận của một tờ báo) rằng họ xây dựng "trên đất của
mình"?! Ông Nghị quay ra chỉ trích các nước khác "xây dựng trái
phép trên đất người khác" ở Trường Sa?!
Tuần trước Tổng thống Barack Obama cho biết ông lo ngại
trước việc Trung Quốc sử dụng cơ bắp và sức mạnh quân sự bắt nạt các nước
láng giềng nhỏ hơn như Việt
Hôm nay 15/4, Inquirer dẫn nguồn AFP cho biết, Tổng thống
Philippines Benigno Aquino III vừa tuyên bố, thế giới nên lo sợ trước các
hành động của Trung Quốc ở Biển Đông bởi nó trực tiếp đe dọa đến an ninh hàng
hải quốc tế cũng như hoạt động đánh bắt cá của ngư dân. "Các câu hỏi về
một cái gì đó vượt ngoài tầm kiểm soát của tất cả mọi người nên được đặt trên
cùng trong tâm trí tất cả các nhà lãnh đạo trên thế giới", ông Aquino
nhấn mạnh.
Trong một động thái khác có liên quan, ngày 15/4 bình luận
trên trang World Poltics Review, Richard Weitz từ Viện Hudson cho biết, trong
những dịp hiếm hoi các quan chức Trung Quốc đã phản đối (vô lý, phi pháp)
hoạt động hợp tác của các doanh nghiệp Nga như Gazprom với Việt Nam ở Biển
Đông (trong vùng biển Việt Nam, hoàn toàn không có tranh chấp - PV), nhưng
chưa bao giờ tăng lên cấp độ tranh chấp giữa chính phủ với chính phủ.
Trong môi trường như vậy, Việt Nam và các nước châu Á khác
có thể hợp tác với nhiều cường quốc trong khi tránh phụ thuộc quá mức vào bất
kỳ quốc gia nào, kể cả về chính trị, kinh tế hay quốc phòng. Tuy nhiên,
trong khi Bắc Kinh đã sẵn sàng cản trở Moscow ở Trung Á, sự sẵn sàng của
Trung Nam Hải để chia sẻ vai trò ưu việt lâu dài trong khu vực Đông Á với
Điện Kremlin là một điều đáng để nghi ngờ.
|
Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét