Khi trẻ em là “mồi câu” trong truyền hình thực tếCập nhật lúc 14:19
Khán giả
truyền hình cả nước không còn lạ gì với hình ảnh những đứa trẻ lên 5 lên 10,
tham gia các chương trình truyền hình thực tế. Chúng ngây ngô thể hiện những
ca khúc “vượt tuổi” một cách hồn nhiên, thậm chí còn gây bão.
Tài
năng gồng mình hát
Cũng đã có nhiều tranh cãi về những hiện tượng nhí này, phần yêu
thích thì cho rằng bọn trẻ thật giỏi và hát hay, phần phản biện cho đó là sự
phát triển lệch lạc của các tài năng khi không có sự định hướng theo đúng lứa
tuổi và chúng quá “già”.
Cậu
bé “Thị mầu” Đức Vĩnh đang gây ấn tượng với tài năng ca hát và hóa thân vào
các nhân vật trong nghệ thuật tuồng, chèo, hát văn…ở chương trình truyền hình
thực tế (THTT) “Tìm kiếm tài năng Việt
Báo
chí khen ngợi, khán giả tranh luận chẳng biết vô tình hay cố ý chương trình
lại đẩy đưa em đến các nhân vật khác như “Cô đôi thượng ngàn”, rồi “Xúy vân
giả dại”. Không có gì đáng nói nếu như các nhân vật trong phần trình diễn của
em ngày một độc, ngày một quái trong khi chưa chắc bé đã hiểu về nhân vật đó.
Chẳng
ai có thể đoán được là Thảo Vy (cũng dự thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam) mới
chỉ 13 tuổi bởi sự chuyên nghiệp trong những nốt “gằn” nhả chữ, những luyến
láy và cả sự bốc lửa trong vũ đạo, chưa kể đến trang phục và trang điểm không
mấy ăn nhập với tuổi của cô bé. Trước
đó sân chơi này không hiếm những gương mặt “búng ra sữa” cứ hồn nhiên gây ấn
tượng khi hát nhạc người lớn như Vũ Đình Tri Giao, Vũ Song Vũ…
Đặc biệt nhất phải kể đến “Giọng hát Việt nhí”, những ca khúc
tưởng chừng là thách thức đổi với người lớn cả về sự chiêm nghiệm lẫn cách
hát. Các bé cứ vô tư hát nào là “Làng lúa làng hoa”, “Giấc mơ Chapi”, “Mái
đình làng biển”, “Còn tuổi nào cho em”, “Xa khơi”, “Đêm gành hào nghe điệu
hoài lang”… mới nghe qua danh sách bài hát thôi chẳng ai nghĩ là độ tuổi các
bé lại có thể hát được.
Những gương mặt như Phương Mỹ Chi, Thiện Nhân, Mai Chí Công,
Quang Anh… sớm được đánh giá rất tài năng tại đây. Nhưng chẳng mấy đứa
béở độ tuổi Phương Mỹ Chi nghe và cảm nhận được những ca khúc cô bé này hát,
khi ngân nga những bài hát có ca từ đến người lớn cũng phải hỏi mới biết.
Giọng cô bé hay, truyền cảm và ngọt ngào, nhưng nhìn bé biểu diễn người ta
thấy thương vì bé quá già dặn, quá trưởng thành. Rồi có bé Thiện Nhân không
những hát “Mẹ yêu con” rất hay mà còn có cả “Xa Khơi”, những ca khúc nhạc
Trịnh Công Sơn cũng nằm lòng trong danh sách trình diễn của bé. Trên sân khấu
bé không nhí nhảnh đáng yêu như độ tuổi thường thấy, mà là sự già dặn, chững
chạc đến người lớn cũng phải phục. Các bé không những hát các ca khúc quê
hương, nhạc cách mạng, nhạc dân gian mà còn cả những bài hát nhạc tình khi
thì ướt át khi bốc lửa, vũ đạo cũng không kém khiêu khích.
Tài
năng trẻ bị lạm dụng?
Những hình ảnh “độc” và “lạ” luôn là chiêu câu kéo khán giả thành
công nhất của các chương trình THTT. Khai thác triệt để hình ảnh những đứa
trẻ “gồng mình” trong cái mác người lớn mới là đề tài vừa ăn khách và lôi kéo
được dư luận. Bởi nếu chúng hát hay, trẻ trung đáng yêu với chính độ tuổi của
mình thì có gì mà nói.
Một chương trình có những gương mặt nhí tham gia đôi khi doanh
thu quảng cáo cao gấp nhiều lần so với những chương trình của người lớn nên
Phương Mỹ Chi đâu có cơ hội để nhí nhảnh, bé Thiện Nhân cũng sẽ phải ưu tư,
day dứt khi luyến láy những ca khúc “khó nhằn”. Nếu như cậu bé Đức Vĩnh chỉ
hát nhạc dân gian truyền thống thì khó lòng đi tiếp, bé phải được tư vấn
những màn độc hơn bất chấp việc sau này bé có thể bị phát triển lệch lạc
về thẩm mỹ âm nhạc. Chỉ cần chương trình thành công, khán giả chú ý chứ sau
khi tàn cuộc chơi “ai lại về nhà nấy”, mấy ai đóng vai trò là nhà tư vấn hay
nhà định hướng âm nhạc cho các bé.
Những
chương trình truyền hình thực tế về trẻ em đang rất ăn khách, và cái sự ăn
khách này có được bởi những màn dàn dựng để “già hóa” và “dị hóa” những tài
năng nhí. Sự yêu thích nghệ thuật của các bé sẽ được lợi dụng tối đa. Các bé
hát hay, tư duy có phần nổi
trội hơn các bạn đồng trang lứa nhưng nếu cứ “già trước tuổi” kiểu này, tương
lai các tài năng nhí sẽ ra sao?.
|
Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét