Giảm thuế nhập khẩu: Vụ Chính sách Thuế thanh minh giúp DNXD
Cập nhật lúc 20:25
Thông tin này được
ông Phạm Đình Thi – Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết tại
cuộc họp báo về việc giảm thuế nhập khẩu đối với xăng dầu, sáng 15/4.
Ngày 13/4/2015, Bộ Tài chính ban hành
Thông tư số 48/2015/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối
với một số mặt hàng xăng, dầu. Theo đó, từ ngày 14/4 các mức thuế nhập khẩu
ưu đãi đối với mặt hàng xăng RON92/95 giảm từ 35% xuống mức 20%; dầu diesel
giảm từ 30% xuống 20%; dầu hoả giảm từ 35% xuống 20%; dầu madut giảm từ 35%
xuống 25% và nhiên liệu bay giảm từ 25% xuống 10%.
Đồng thời, thuế suất thuế nhập khẩu ưu
đãi đối với mặt hàng xăng sinh học (E5, E10), dầu sinh học (B5,B10) cũng được
giảm về 20%, nhằm khuyến khích sản xuất, phối trộn và tiêu dùng nhiên liệu
sinh học trong nước.
Thực tế, việc giảm thuế nhập khẩu có
hiệu lực từ ngày 14/4 nhưng trước đó một ngày (ngày 13/4) liên bộ Tài chính –
Công thương lại quyết định giữ nguyên mức giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
Nhiều ý kiến cho rằng, chính sách của cơ quan điều hành lại một lần nữa “ưu
ái” các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối.
Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế
phản bác và nhấn mạnh, doanh nghiệp hoàn toàn không được hưởng lợi gì, thậm
chí còn phải chịu “thiệt” để chia sẻ lợi ích với Nhà nước và người dân.
Bởi theo ông, theo quy định tại Nghị
định 83 về kinh doanh xăng dầu doanh nghiệp phải đảm bảo dự trữ lưu thông 30
ngày, nghĩa là với lượng hàng bán ra trước ngày 1/5 doanh nghiệp vẫn phải
chịu thuế nhập khẩu mức cũ cao (35% đối với xăng; 30-35% đối với mặt hàng
dầu…), sau ngày 1/5 mới được hưởng thuế suất nhập khẩu thấp hơn, song thực tế
là mức thuế này đã phải nộp ngay khi hàng nhập về cửa khẩu. Còn thuế bảo vệ
môi trường doanh nghiệp sẽ khai và nộp khi bán hàng tới tay người tiêu dùng.
“Doanh nghiệp hoàn toàn không lãi khủng
và không được hưởng lợi, mà phải chia sẻ lợi ích với Nhà nước và người tiêu
dùng”- ông Thi khẳng định.
Cũng theo ông Phạm Đình Thi, việc điều
chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MNF) với các mặt hàng xăng, dầu
được cân nhắc phù hợp với chu kỳ điều hành giá bán xăng dầu trong nước và quy
định về dự trữ xăng dầu lưu thông bắt buộc theo quy định của Nghị định 83 của
Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, cũng như cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu
trong các Hiệp định thương mại tự do ASEAN (ATIGA), ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN –
Trung Quốc...
Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế cho biết,
theo tính toán của Bộ Tài chính căn cứ vào lượng xăng dầu nhập khẩu thì ngân
sách sẽ giảm thu khoảng 13.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, thuế bảo vệ môi trường đối
với mặt hàng xăng, dầu tăng lên 300% (thuế với mặt hàng xăng tăng từ mức
1.000 lên 3.000 đồng/lít, các loại dầu, trừ dầu hoả giữ nguyên) từ 1/5 tới
cũng sẽ giúp thu ngân sách tăng khoảng 10.831 tỷ đồng.
Trước lo ngại việc giảm thuế nhập khẩu
xăng dầu, đồng thời tăng thu thuế bảo vệ môi trường sẽ ảnh hưởng tới giá xăng
dầu trong nước, ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Giá trấn an,
việc điều chỉnh 2 sắc thuế này có sự tương tác với nhau để không ảnh hưởng
tới các sắc thuế trong cơ cấu tính giá cơ sở. “Tăng thuế bảo vệ môi trường và
giảm thuế nhập khẩu xăng dầu sẽ không ảnh hưởng tới cấu trúc tính giá cơ sở
xăng dầu trong nước”- ông Tuấn khẳng định.
Liên quan tới việc nguồn thu tăng lên từ
việc tăng thuế bảo vệ môi trường sẽ được phân bổ ra sao, ông Phạm Đình Thi bổ
sung, khoản thu này sẽ sử dụng căn cứ vào Luật Ngân sách hiện hành.
|
Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét