Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Đằng sau cuộc chiến Yemen

Cập nhật lúc 08:49

(Quan hệ quốc tế) - Lực lượng Houthis và các đồng minh chính trị của họ từ chối đàm phán với Al-Hadi dưới cái gậy chỉ huy của Mỹ và Saudi Arabia ở Aden.

Điều gì xảy ra tại Yemen?
Sự thật đã được lộ rõ, việc lật đổ Tổng thống Abd-Rabbuh Mansour Al-Hadi ở Yemen không phải là kết quả một cuộc “đảo chính” bởi Houthis. 
Al-Hadi đã bị lật đổ, bởi vì với sự hỗ trợ Saudi Arabia và Hoa Kỳ, ông ta đã không thực hiện các hiệp định chia sẻ quyền lực theo thỏa thuận đã được sắp xếp thông qua sự đồng thuận và đàm phán trong Đối thoại Quốc gia Yemen, được triệu tập sau khi Ali Abdullah Saleh đã buộc phải trao quyền hạn của mình trong năm 2011 mà thay vì điều đó lại thực hiện chính sách cai trị Yemen theo kiểu độc tài, phục vụ cho chiến lược của Saudi Arabia. 
Hành động của Tổng thống Al-Hadi theo Mỹ và Saudi Arab đã khiến ông không được lòng dân sâu sắc ở Yemen với đa số người dân. Vào ngày 08/11, đảng của Tổng thống Al-Hadi của, Quốc hội Nhân dân Yemen, đã phế truất ông Al-Hadi.
Ngày 20/11 phiến quân Houthis bắt giữ Tổng thống Al-Hadi, chiếm dinh tổng thống và các tòa nhà chính phủ Yemen khác. Với sự ủng hộ của đa số dân chúng, hơn hai tuần sau, Houthis chính thức thành lập một chính phủ chuyển tiếp.
Al-Hadi đã buộc từ chức. Al-Hadi trốn khỏi thủ đô Sana để đến Aden vào ngày 21 và tuyên bố đây là thủ đô tạm thời của Yemen. Mỹ, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh Tây Âu của họ đóng cửa đại sứ quán của họ và, trong những gì có thể là một động thái phối hợp với Hoa Kỳ, Ả Rập Saudi, Kuwait, Bahrain, Qatar, và United Arab Emirates, tất cả các đại sứ quán của họ chuyển đến Aden từ Sana. Lúc này, Al-Hadi hủy bỏ văn bản từ chức tổng thống và tuyên bố rằng ông đã thành lập một chính phủ lưu vong.
Lực lượng Houthis và các đồng minh chính trị của họ từ chối đàm phán với Al-Hadi dưới cái gậy chỉ huy của Mỹ và Saudi Arabia ở Aden. Kết quả là, Ngoại trưởng chính phủ lưu vong của Al-Hadi, ông Yaseen, kêu gọi Saudi Arabia và Liên đoàn Arab can thiệp quân sự để ngăn chặn các Houthis bằng việc kiểm soát không phận của Yemen. Yaseen nói với các phát ngôn Saudi Al-Sharq Al- Awsa rằng một chiến dịch đánh bom là cần thiết và là một khu vực cấm bay đã được áp đặt trong Yemen.
Trước sự tấn công mạnh mẽ của phiến quân Houthi vào thành phố cảng biển Aden, Al-Hadi phải chạy trốn khỏi thành phố cảng của Yemen đến Saudi Arabia.
Ngày 26/3/2015, dưới sự cầm đầu của Saudi Arab liên quân Arab đã dùng không quân tấn công vào lãnh thổ Yemen.
Tại sao Yemen lại bị đánh hội đồng?
Rõ ràng việc phiến quân Houthi giành quyền kiểm soát Yemen khiến Mỹ, Saudi Arab và cả Ixrael cực kỳ khó chịu. Yemen có một vị trí địa chính trị và địa quân sự cực kỳ quan trọng. Đó là giám sát các hành lang hàng hải chiến lược, tên lửa của Yemen có thể đánh bất kỳ tàu ở Vịnh Aden hoặc eo biển Bab Al-Mandeb.
Với Saudi Arabia, đã từ lâu được coi Yemen một tỉnh trực thuộc và là một phần của khu vực ảnh hưởng của họ. Saudi Arabia đang rất sợ rằng Yemen có thể trở thành chính thức liên kết với Iran và rằng các sự kiện có thể dẫn đến một cuộc nổi loạn mới ở bán đảo Ả Rập chống lại Nhà Saud.
Gần như tất cả các thương mại Saudi là bằng đường biển, và nếu Nam Yemen ly khai theo Saudi Arab thì tuyến hàng hải của Saudi Arab sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào vùng Vịnh Ba Tư – là tuyến hàng hải bị Iran có thể cắt đứt tại eo biển Hormuz, nhưng nếu Yemen theo Iran thì coi như Saudi Arabia nguy cơ bị phong tỏa luôn hiện hữu.
Vì thế, tấn công Yemen là buộc Houthis phải quy phục, khôi phục lại Tổng thống Al-Hadi, cạnh tranh với Iran chứ không phải vì Houthis đang thực hiện cuộc chiến ủy nhiệm bởi Iran như tuyên truyền của Mỹ và Saudi Arabia.
Với Mỹ, Mỹ muốn đảm bảo rằng, có thể kiểm soát eo biển Bab Al-Mandeb, Vịnh Aden, và quần đảo Socotra. Eo biển Bab Al-Mandeb là một điểm nút chiến lược quan trọng đối với các lô hàng thương mại và năng lượng hàng hải quốc tế nối vùng Vịnh Ba Tư qua Ấn Độ Dương với Biển Địa Trung Hải qua Biển Đỏ. 
Nó cũng quan trọng như kênh đào Suez cho các tuyến đường vận chuyển hàng hải và thương mại giữa châu Phi, châu Á và châu Âu.


Địa chiến lược quân sự quan trọng của Yemen
Ngăn chặn Iran, Nga, Trung Quốc để có một chỗ đứng vững chắc trong địa chiến lược Yemen, như một phương tiện ngăn chặn các quyền hạn khác ở Vịnh Aden và định vị mình ở Bab Al-Mandeb là một mối quan tâm lớn của Mỹ.
Với Israel cũng rất quan tâm đến tình hình chính trị của Yemen, bởi vì Yemen có thể cắt đứt đường dây của Israel đến Ấn Độ Dương qua Biển Đỏ và ngăn chặn tàu ngầm của họ dễ dàng triển khai tới vùng Vịnh Ba Tư để đe dọa Iran.
Đây là lý do tại sao phải kiểm soát Yemen đã thực sự là một trong những luận điểm của ông Netanyahu nói với Quốc hội Mỹ về Iran vào ngày 03 tháng 3. Và sự chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tại Yemen của Mỹ, Saudi Arabia, Bahrain, UAE, Qatar, Kuwait đã bắt đầu để chuẩn bị “cài đặt” lại Tổng thống Al-Hadi thân Mỹ và Saudi Arabia.
Như vậy, không chỉ Saudi Arabia cầm đầu liên minh “đánh hội đồng” vào Yemen mà chính Ixrael cũng nhúng tay vào, trong khi Mỹ đứng đằng sau hỗ trợ, đe dọa Iran, Nga Trung Quốc nếu can thiệp thì Mỹ sẽ không “ngồi yên”.
Điều lo lắng nhất không muốn xảy ra thì chính Mỹ và Saudi Arabia lại làm cho biến thành sự thật: Hành động thù địch của Mỹ và Saudi Arabia đối với phong trào Houthis là những gì đã vô tình làm Houthis thực dụng chuyển sang Iran để được giúp đỡ như một đối trọng. 
Wall Street Journal hôm 6/3 cho biết “quân Houthis kiểm soát Yemen đang cố gắng xây dựng mối quan hệ với Iran, Nga và Trung Quốc để đối trọng lại sự hỗ trợ phương Tây và Saudi Arabia cho Tổng thống bị lật đổ Al-Hadi”. Rằng, “chính phủ lâm thời của Houthis đã cử phái đoàn tới Iran trong việc tìm kiếm các nguồn cung cấp nhiên liệu và Nga để tìm kiếm đầu tư vào các dự án năng lượng. Đoàn đại biểu khác đang có kế hoạch tới thăm Trung Quốc trong tuần tới, theo lời của hai quan chức cấp cao Houthis.
Đương nhiên, đối ngoại của Houthis đã có kết quả khi Iran và Yemen thông báo rằng, các chuyến bay hàng ngày sẽ diễn ra giữa Tehran và Sana vào tháng 2. Đây là một kết quả mang 2 ý nghĩa quan trọng.
Thứ nhất là Lực lượng Houthis đã giảm bớt sự bao vây, cô lập do Saudi Arabia và liên minh (GCC) gây ra. Thứ hai, quan trọng hơn là nó tăng cường lực lượng của Iran tại Yemen mà qua đó Iran có thể viện trợ quân sự trực tiếp cho Huothis. Và, người ta nghi ngờ sự viện trợ vũ khí của Nga cũng chẳng có gì ngạc nhiên.
Saudi Arabia ngồi trên bồn dầu nghịch lửa
Giàu có chưa chắc đã có sức mạnh quân sự. Saudi Arabia không thiếu gì tiền mặc dù đứng đầu một liên mình gồm 5 quốc gia (Jordan, Qatar, Kuwait, Bahrain, và UAE) dùng không quân đánh hội đồng vào Yemen. Chiến dịch “Sốc và sợ hãi” đã thu được kết quả khi phá tan cơ sở hạ tầng mỏng manh của Yemen, lực lượng không quân và tên lửa của Houthis. Tuy nhiên, giải quyết trên chiến trường chỉ khi người lính xuất hiện, nhưng tiếc thay đây là một mạo hiểm và nỗi sợ của liên quân khi đưa quân vào lãnh thổ Yemen.
 Lịch sử còn ghi nhận cuộc xâm lược của Saudi Arbia vào Yemen năm 2009, khi đó lực lượng Houthis còn yếu, thiếu kinh nghiệm hơn nhiều, bị cô lập hơn nhiều lần bây giờ, nhưng vẫn đẩy lùi đội quân của nhà Saudi, thì ngày nay, tuyên bố của lực lượng Houthis rằng, nếu Saudi Arabia vẫn tiếp tục không kích thì Houthis buộc phải tấn công vào lãnh thổ của Saudi Arabia khi giữa 2 quốc gia có chung 1500 km biên giới, ngoài ra Houthis có đủ khả năng phong tỏa eo biển Beb Al-Mandeb nếu cần, không phải lời nói suông khi còn có sự hỗ trợ của Iran, Nga và có thể cả Trung Quốc.
Vả lại, nên biết rằng, người dân Yemen chỉ đứng sau người dân Mỹ sở hữu, sử dụng vũ khí cá nhân, vì thế, nếu như Saudi Arabia cùng liên minh giải giáp được lực lượng Houthis thì một tình thế như Iraq, Lybia, và các nơi khác sẽ xuất hiện có thể tràn sang biên giới của Saudi.
Saudi Arabia đang nghịch với lửa khi mình đang ngồi trên bồn dầu. Cuộc tấn công hội đồng bằng không quân vào Yemen là sự can thiệp thô bạo vào chủ quyền quốc gia Yemen đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo mà LHQ đã cảnh báo.
Dừng lại và tiến hành đàm phán là điều tốt cho cả hai nếu như Saudi Arabia không muốn biến Yemen thành “một Việt Nam” của họ như tờ Al Jazeera đã nhận định.
(Theo Đất Việt) Lê Ngọc Thống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét