Sự "bùng
nổ" của Facebook và một số vấn đề đặt ra
Cập nhật lúc 14:29
Theo thống kê của Trung tâm Internet
Việt Nam (VNNIC), với hơn 31 triệu người Việt Nam sử dụng internet và mỗi
ngày dành trung bình 52 phút có mặt trên internet là con số đáng mừng. Tuy
nhiên từ hiện tượng "hạ nhiệt blog" để thay thế bằng "cơn sốt
Facebook" lại đặt ra một số vấn đề cần được khảo sát, nghiên cứu và điều
chỉnh...
Từ sự phát triển của internet, đã có ý
kiến lạc quan về kỷ nguyên số tại Việt
Trong quá khứ, Yahoo! Blog từng thông
báo con số ấn tượng về số người dùng lên tới hàng triệu tài khoản, rồi sau đó
phải ngậm ngùi đóng cửa, khi bị người sử dụng quay lưng dần mà không biết lý
do. Dù thế nào thì blog vẫn chỉ là nhật ký mạng. Blog không có tính riêng tư,
vì mọi thông tin khai báo cũng như hoạt động của người sử dụng blog đều công
khai và bất cứ ai cũng có thể truy cập. Do đó, blog không phải là nơi để
người dùng giãi bày việc khó nói, đưa ra phát ngôn tùy tiện, nhất là những
điều sai sự thật. Ở thời điểm "bùng nổ", blog cũng không phải là
nơi để nhiều người thể hiện tài năng văn chương, khi nó giới hạn về số lượng
ký tự. Nhưng Yahoo! Blog ở Việt
Từ blog đến Facebook, số lượng người
dùng mạng xã hội ở Việt
Dù mang danh nghĩa bảo vệ người dùng
mạng xã hội của mình, nhưng xem xét cụ thể thì thấy Facebook đã "vô
tình" cổ động cho hành vi không minh bạch của nhiều người sử dụng. Với
Facebook, một mạng xã hội đúng nghĩa đã biến mất, nhường chỗ cho hành động
ứng xử đời thường. Chỉ khác một điểm, người ta sử dụng trên internet chứ
không phải trong cuộc sống thực. Facebook trở thành nơi người dùng giao
thiệp, quảng cáo về mình hơn là giao tiếp, đối thoại. Facebook tạo điều kiện
để người dùng kết bạn càng nhiều, càng tốt, vì thế bạn bè theo đúng nghĩa
trên Facebook luôn có thể là người xa lạ, người dùng chỉ biết đến thông qua
những mối quan hệ rời rạc. Vì thế, nảy sinh tình huống người dùng sẽ gặp, đọc
những thứ không cần thiết. Ðể khắc phục, Facebook đưa ra công thức cho phép
người sử dụng Facebook có quyền bỏ qua thông tin họ thấy không cần thiết từ
bạn bè mà không lo sẽ bị mất lòng hay ác cảm qua việc chọn lọc danh sách. Sắp
tới, Facebook chuẩn bị đưa thêm tính năng "đồng cảm" (sympathy) vì
quá nhiều người "thích" (like) các tin đau buồn, bất hạnh được viết
trên Facebook. Cách chiều lòng này liệu có hợp lý hay lại là một
"chiêu" tiếp theo ru ngủ và gây nghiện với người sử dụng? Bởi hiện
tượng đang ngày một phổ biến là người dùng Facebook không đọc kỹ các thông
tin hiện lên trên tài khoản của mình; nhất là sau khi Facebook công bố thêm
ứng dụng dòng thời gian giúp thông tin chuyển dịch liên tục, người dùng chỉ
việc ấn vào thứ mình thích thay vì vào trang cá nhân của mình, của người
khác. Họ chỉ nhấn nút thích như một thói quen đối với "người bạn",
ngược lại, có người mắc bệnh nghiện được "like", được tung hô, bất
chấp đó chỉ là hành động xã giao. Không thiếu kẻ viết thông tin, đăng một bức
hình để được "like".
Xuất hiện cùng thời điểm các dòng điện
thoại thông minh, mạng không dây và liên tục được cải tiến, Facebook như tiếp
thêm cánh nhưng cũng đồng thời "gây nghiện" với người sử dụng. Là
mạng xã hội duy nhất cho phép người dùng không cần công khai tin tức cho tất
cả mọi người, Facebook đã gián tiếp lôi kéo người sử dụng làm việc riêng
trong giờ hành chính. Chưa có thống kê chính xác người Việt Nam dành bao thời
gian cho Facebook trong 52 phút truy cập trên mạng và thường ở khung giờ nào,
tuy nhiên căn cứ vào các trang web dịch vụ liên kết cũng như các trang quảng
cáo trên Facebook, có thể thấy khoảng thời gian người Việt Nam truy cập
Facebook thường từ 9 giờ -10 giờ, 14 giờ -15 giờ, 21 giờ - 22 giờ với việc
đăng tải các bức hình, hay thông báo liên quan đến công việc như: họp hành
vất vả, sếp khó tính, lao động nghiêm túc... Hai trong khoảng thời gian đó
rơi vào giờ hành chính, được lý giải rằng đó là thời điểm nhân viên văn phòng
họp hành, giải quyết công việc, và như thế là vi phạm Luật Lao động. Rồi khi
truy cập vào trang tin hay trang quảng cáo, người dùng Facebook có thật sự
đọc nội dung? Bởi thông tin bao giờ cũng được đặt với "tít" gây
giật mình làm người dùng tò mò, nên sau một thời gian, phần lớn người dùng
Facebook chỉ đọc tít mà đoán bài. Vì thế, nhiều người đã không đọc kỹ các
thông tin đăng trên các trang báo "lá cải" và một số trang tin hải
ngoại, rồi bình luận thiếu trách nhiệm. Chưa kể hiện nay vẫn chưa xử lý được
loại tin đồn nhảm, xúc phạm, bôi xấu người khác với đầy rẫy trên các trang
Facebook cộng đồng, hội không rõ nguồn gốc. Dù người dùng có thể đóng thông
tin, không chia sẻ hoạt động trên mạng song khi cần thiết, Facebook có khả
năng lan truyền tin rất nhanh qua chia sẻ thông tin dễ dàng, đánh dấu người
cần thiết cho việc truyền tin; đồng thời kẻ xấu cũng có thể lẩn trốn rất
nhanh bằng cách xóa bài viết nguồn hoặc tạm thời tắt sự hiện diện trên Facebook.
Chưa kể vì nguồn ảnh trên internet là vô cùng lớn, kẻ xấu lợi dụng điều đó để
"minh họa" tin. Và đáng chú ý nhất chính là các trang Facebook của
các thế lực thù địch, các tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam lập
ra để vu cáo, vu khống, bình luận xuyên tạc về Việt Nam.
Sự góp mặt của Facebook với "mùa
xuân Arab" hay việc Facebook sẵn sàng hợp tác với chính phủ Mỹ trong
việc kê khai các tài khoản cá nhân đã sử dụng mạng xã hội này, khiến nhiều
người truy cập Facebook băn khoăn. Tình hình bất ổn ở các nước Bắc Phi, cho
thấy biến động dựa trên cái mà Facebook tuyên truyền về tự do, bình đẳng đã
thất bại. Như vậy, Facebook và những quyền lợi phù du mà nó đem lại có đáng
để đánh đổi những gì mà chúng ta không thể đánh mất? Ðề xuất cấm sử dụng Facebook
đã được bàn đến tại nhiều quốc gia. Hiện tại một số nước không cho phép mạng
xã hội này được hoạt động tại nước họ, bất chấp những luận điệu từ các tiếng
nói đối lập của các tổ chức nhân quyền có trụ sở chủ yếu đặt tại Hoa Kỳ. Vì
thế, để hạn chế người dùng Facebook một cách tiêu cực là cần xây dựng, phát
huy tốt vai trò của những mạng xã hội trong nước cũng như nâng cao văn hóa
của người sử dụng internet.
(Theo Nhân dân)
NGUYỄN HẢI ÐĂNG
|
Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét