"Sếp"
nghiêm, cấp dưới đố dám làm sai
Cập
nhật lúc 15:16
Ông bà xưa có câu “đầu xuôi đuôi lọt”. Cấp
trên nghiêm thì cấp dưới khó có thể làm chuyện sai trái được.
Đã là công chức, dù “nhiều hay
ít” năng lực thì khi nghe đến cụm từ “tinh giản biên chế” đều giật mình nhạy
cảm.
Chưa cần đến dư luận định lượng
bao nhiêu phần trăm công chức không làm được việc, bao nhiêu phần trăm công
chức khác phải cầm tay chỉ việc mới làm được việc thì lời nhận định của Phó
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về” cách đây
một năm về trước cũng khiến cho biết bao nhiêu người trong số khoảng 2,8
triệu công chức nhà nước cần phải xem xét lại chính mình một cách nghiêm túc.
Những "kịch bản tiêu cực"
Thật ra, câu chuyện tinh giản
biên chế là câu chuyện không mới. Chính sách này đã được thực hiện từ hơn hai
chục năm trước song tính hiệu quả chưa cao, đôi lúc thiếu khách quan, thiếu
công bằng, lại không được duy trì phát triển theo chiều hướng chặt chẽ khoa
học hơn.
Và thực tế hiện
nay, sự không được việc của một phận không nhỏ công chức, sự phình ra ngày
càng to của bộ máy công quyền khiến ngân sách trả lương từ tiền thuế của dân
ngày càng gánh nặng, độ bức xúc của công luận ngày càng tăng.
Cái gì đến sẽ phải đến, dự thảo
tinh giản biên chế của Bộ nội vụ đưa ra kế hoạch về hưu sớm với khoảng
100.000 công chức trong vòng 6 năm từ 2014 đến 2020 đã được công khai. Đây là
một chủ trương đúng, cần thiết và vô cùng cấp bách, nhưng cách thực hiện như
thế nào để không phải “công dã tràng” là điều đáng quan tâm nhất, vì quá khứ
đã có nhiều sai lầm mà việc khắc phục là rất khó, thậm chí không khắc phục
được, gây lãng phí thất thoát nặng nề nghiêm trọng, tạo bất ổn căng thẳng
trong xã hội, giảm sút niềm tin của người dân.
Chỉ mới là dự thảo, nhưng những
“kịch bản tiêu cực” đã được dư luận “hình dung” ra và nhỏ to bàn tán: đây là
cơ hội cho người tài nhận tiền một cục rồi tiếp tục ra ngoài thịnh vượng ở
lĩnh vực tư doanh? Đây là cơ hội được nhận đút lót từ những người bất tài nhưng
“sĩ diện” cố gắng tìm mọi cách “cố thủ” trong thành trì công quyền đề mà kiếm
chát, bòn rút? Đây là cơ hội cho việc trả thù cá nhân, nạn bè phái, địa
phương chủ nghĩa khiến không ít người thực sự được việc, có khả năng cống
hiến cho đất nước, cho nhân dân phải ngậm ngùi rời công sở…
Vì đâu mà có nỗi lo lắng trên,
vì đâu mà có những “kịch bản tiêu cực” trên? Vì bộ phận không nhỏ tham nhũng,
biến chất suy thoái là có thật. Vì nạn chạy chức, chạy quyền, chạy án, chạy
bằng giả, chạy công việc là có thật. Vì nhóm lợi ích đang tìm mọi cách leo
sâu trèo cao để đục khoét thụ hưởng bổng lộc là có thật. Vì có những công
chức thật sự bất tài nhưng rất cơ hội, giỏi nhũng nhiễu hạch sách làm khó dân
lành là có thật…
Điều này đã được báo chí phản
ánh đậm nét trong những bản tin mỗi ngày, không cần phải diễn giải cụ thể chi
tiết thì bạn đọc cũng có thể hình dung ra được. Thậm chí, bằng thực tiễn công
việc và mối quan hệ hằng ngày, họ có thể miêu tả một cách sinh động, lôi cuốn
và hài hước hơn nhiều.
Đã thế, những mặt hạn chế của
công cuộc tinh giản biên chế trước đây vẫn còn nguyên giá trị, việc rà soát
sàng lọc phân loại không thực hiện nghiêm túc, tâm lý ngại va chạm, nể nang
né tránh, thiếu cương quyết, loại oan người có năng lực, người cần giảm chưa
thực sự giảm, những công chức mới, những người ở lại không hoặc chưa đáp ứng
nổi nhu cầu công việc...
Phình bộ máy, vì đâu
Mục tiêu tối thượng của việc
tinh giản biên chế chính là giảm tối đa được gánh nặng ngân sách, nâng cao
được năng lực của bộ máy hành chính công, nâng cao được chất lượng dịch vụ
công, thích nghi kịp thời với sự hội nhập hòa nhập cùng cộng đồng quốc tế.
Muốn vậy, phải tìm cho ra được nguyên nhân gốc của việc “càng ngày càng phình
ra” và nếu có thể chỉ có giảm chứ cương quyết cố định con số nhân sự biên chế,
trong mọi tình huống đều nhất định không được tăng.
Chuyện bộ máy công quyền càng
ngày càng phình ra được khái quát bởi một cơ chế quản lý còn thiếu khoa học,
nhiều quy trình không đồng bộ, sự chồng chéo đan xen trách nhiệm và quy kết
trách nhiệm của hệ thống chính trị với các chức danh cụ thể thực thi hành
pháp, sự thiếu cương quyết từ các cấp lãnh đạo cho đến từng đơn vị hành chính
nhỏ. Quy định “cứng” mỗi bộ, cơ quan ngang bộ không quá bốn thứ trưởng, thế
nhưng thực tế thì sao, đa số đều linh hoạt tăng, có bộ đến 9 thứ trưởng. Như
vậy, từ sự linh hoạt của các tư lệnh ngành cho đến cho đến sự linh hoạt của
từng địa phương, từng cơ sở thì cái sự phình ra này nó “vĩ đại” cũng là điều
dễ hiểu. Ông bà xưa có câu “đầu xuôi đuôi lọt”, cấp trên nghiêm thì cấp dưới
khó có thể làm chuyện sai trái được.
Thực ra, công việc tinh giản
biên chế là vô cùng phức tạp, còn rất nhiều chuyện để bàn. Nhưng việc có thể
làm ngay được là định lượng chính xác số công chức biên chế và cương quyết
không tăng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chỉ có thể linh hoạt trong từng thời
điểm cụ thể bằng những hợp đồng nhân sự ngắn hạn nhằm đáp ứng yêu cầu cấp
bách của công việc. Và khi bộ máy hành chính ổn định và hoạt động hiệu quả,
nếu có thể thì sẽ tiếp tục giảm, càng giảm càng tốt. Có như thế ngân sách nhà
nước mới bớt gánh nặng, các mặt an sinh xã hội khác mới được cải thiện.
Cũng như đối với người kinh
doanh, khách hàng bao giờ cũng là thượng đế, thì đối với công chức chỉ có
người dân mới có thể đánh giá khách quan nhất. Nhưng trong tình hình thực tế
hiện nay, nghĩ cho cùng, người dân chưa có thể là người đánh giá trực tiếp được.
Chỉ mong, dù cấp nào đi chăng nữa, chuyên viên nào đi chăng nữa thì cũng lấy
thước đo tiêu chí hiệu quả công việc lên hàng đầu.
Mới là dự thảo, câu chuyện tinh
giản biến chế còn nhiều việc để làm, cần sự chuyên sâu và tinh thần hết sức
nghiêm túc cầu thị, tiếp tục lắng nghe dư luận để đi đến những quyết sách khả
thi nhất. Nhớ lại thời điểm mà Phó thủ tướng nhận định “30% công chức sáng
cắp ô đi, tối cắp về”, cuối phiên họp ông còn khẳng định, nếu không đổi mới
chế độ công vụ, công chức thì sẽ thất bại trước nền kinh tế thị trường. Mà đã
thất bại trong nền kinh tế thị trường thì biết đến bao giờ Việt
(Theo TuanVietNamnet) Minh Phước
Cái có thể làm ngay: Những Bộ, ngành nào dư Thứ
trưởng so với quy định nên chấn chỉnh lại ngay, chỉ để đúng số lượng như biên
chế đã quy định. Không làm được thì quy luôn trách nhiệm thuộc Bộ trưởng
(Chính phủ cho giảm ngay vị Bộ trưởng đó). Có làm được như vậy thì may ra mới
có hy vọng làm được cái lớn lao là giảm 100 ngàn công chức kia.
Thương Giang
|
Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét