09:15
Nặng gánh với giá xăng dầu
Bộ Tài chính vừa
cho phép tăng giá xăng dầu, trong khi tại phiên họp Chính phủ đầu tháng này,
Thủ tướng chỉ đạo cần xem xét điều chỉnh trong bối cảnh thế giới đã có 2 đợt
giảm giá
Từ 14 giờ ngày
18-12, giá xăng được Bộ Tài chính cho phép tăng 580 đồng/lít, dầu diesel tăng
650 đồng/lít, dầu hỏa tăng 380 đồng/lít.
Doanh nghiệp
không tránh được lỗ
Theo thông báo
của Bộ Tài chính, sau khi đã đưa lợi nhuận định mức về 0 đồng/lít và ngưng xả
Quỹ Bình ổn đối với các mặt hàng xăng, dầu (trừ dầu lửa vẫn xả quỹ 700
đồng/lít), bình quân 30 ngày (từ 18-11 đến 17-12), giá cơ sở các mặt hàng
xăng, dầu vẫn cao hơn giá bán lẻ hiện hành.
Cụ
thể, giá xăng RON 92 cao hơn 584 đồng/lít, dầu diesel cao hơn 653 đồng/lít,
dầu hỏa cao hơn 384 đồng/lít, dầu ma dút cao hơn 109 đồng/lít. Do đó, bộ cho
phép các doanh nghiệp (DN) được tăng giá xăng không quá mức chênh lệch nêu
trên, riêng dầu ma dút giữ nguyên giá bán hiện hành.
Người dân phải trả thêm chi phí đi lại khi giá xăng dầu
tăng Ảnh: Tấn Thạnh
Bộ Tài chính lý
giải nguyên nhân cho phép tăng giá là do bối cảnh giá xăng dầu thế giới tiếp
tục biến động ở mức cao, nguồn Quỹ Bình ổn giá không còn nhiều (số dư quỹ ước
đến hết ngày 10-12 chỉ còn khoảng 72 tỉ đồng, trong đó có 7 DN đã bị âm) và
căn cứ tình hình kinh tế - xã hội trong nước.
Dễ “té nước
theo mưa”
Nhận định về
việc tăng giá mặt hàng thiết yếu này, chuyên gia kinh tế - TS Ngô Trí Long
cho rằng Bộ Tài chính luôn bị động trong việc kiểm soát biến động giá xăng
dầu. “DN đưa ra mức giá bao nhiêu, chênh lệch cỡ nào thì cơ quan quản lý chỉ
biết đến đó, hầu như không có sự giám sát, kiểm tra mức giá DN đưa ra có hợp
lý không” - ông nói.
Ông Long cho
rằng quan trọng nhất là phải kiểm toán được hoạt động của DN, kiểm soát được
giá đầu vào, không thể “để mặc” cho DN báo cáo và đề xuất giá.
Về thời điểm
tăng giá lần này, chuyên gia Ngô Trí Long phân tích do chúng ta có khả năng
giữ được mục tiêu lạm phát 6,3% như đã đề ra nên xăng dầu không phải chịu áp
lực kìm giá. “Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thường được chốt vào ngày 15 hằng
tháng nên tăng giá sau thời điểm này sẽ không tác động đến CPI của tháng. Do
đó, thời điểm tăng giá chắc chắn đã được cơ quan quản lý cân nhắc” - ông Long
khẳng định.
Cũng theo
chuyên gia Ngô Trí Long, CPI không bị ảnh hưởng nhưng trong bối cảnh sản xuất
trong nước dù có sự phục hồi vẫn rất chậm, DN gặp khó khăn, sức mua yếu thì
việc tăng giá chắc chắn sẽ trở thành gánh nặng.
“Giá xăng tăng
chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu vào, đặc biệt là chi phí vận tải, tất
yếu kéo giá hàng hóa tăng. Trong khi đó, thu nhập của người dân không được
cải thiện nên giá tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm Tết, nhất
là khi mức tăng lại khá cao” - ông Long nhận định.
Chuyên
gia kinh tế Lê Đăng Doanh cảnh báo xăng dầu tăng giá sẽ kéo các mặt hàng khác
tăng theo. Đây là dịp để các đơn vị sản xuất, kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ “té
nước theo mưa” để tăng giá.
(Theo Người Lao
động) Phương Nhung
|
xuống 1 tăng 5
Trả lờiXóa