Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

10:04

 Chuyện ngân hàng tiền nhiều như “rác”?

(Tamnhin.net) - Trong khi nền knh tế nước nhà có tới 70% doanh nghiệp đã và đang phá sản thì ở ngành ngân hàng các kế hoạch xây trụ sở của các ngân hàng được công bố với số vốn dự kiến hàng chục nghìn tỷ đồng. Vốn ở đâu ra mà nhiều như vậy liệu có phải nguồn thu hợp pháp từ nhiều năm nay với cái lãi cho vay cao ngất của chính sách tài chính mà ra không ?
 
Phối cảnh tòa nhà văn phòng SeABank Tower
Ngày 8 tháng 6 năm 2013 vừa qua cái tên SeABank và các đối tác đã khởi công xây dựng tòa nhà văn phòng SeABank Tower ở Quận 1, TP HCM trên khu đất rộng 578,2m2. Agribank và Vietinbank cùng công bố sẽ xây dựng trụ sở mới với kinh phí hàng chuc ngàn tỷ đồng. Tiền nhiều như vậy sao không giúp các doanh nghiệp bằng cách cho vay với lãi suất thấp để vực các doanh nghiệp dậy và ổn định nền kinh tế nước nhà việc đầu tư vào vấn đề xây dựng trụ sở mới có quá lãng phí không trong khi hàng trăm ngàn dự án, tòa nhà, biệt thư đang bỏ hoang hàng loạt. Thật là nghịch cảnh của nền kinh tế thị trường có định hướng chăng!

Với mục tiêu riêng của từng nhà bank thì các ngân hàng trên đều cho biết chưa có trụ sở chính hoặc có thì cũng không đủ để sài do vây phải triển khai dự án xây trụ sở mới trong khi vấn đề nhà đất và các dự án văn phòng còn bỏ hoang hay dở dang chồng chất ngay tại những nơi mà các nhà bank này cần đóng trụ sở. Thử hỏi có lãng phí không mà QH lại đang bàn về luật “chống lãng phí“ theo như danh sách các đại biểu của QH khóa XIII thì không ít các ông chủ bà chủ các nhà bank có tên đầy đủ! Vậy thì việc bàn và thảo luận và lại đưa ra một văn bản quy phạm pháp luật liệu có hiệu quả hay khả thi không?

Dẫu biết rằng câu cửa miệng các cụ nhà ta vẫn nói “có tiền mua tiên cũng được” nhưng nguồn tiền đó có từ đâu “tiền sạch hay tiền bẩn” ta có kiểm tra nước không? Trong khi hàng trăm ngàn doanh nghiệp chết, nền kinh tế đi xuống thu nhập bình quân đầu người thấp các doanh nghiệp phá sản nạn thất nghiệp tăng cao thị trường “giảm phát” vì người dân hết tiền thế mà các nhà Bank lại dư thừa tiền bạc để đua nhau xây dựng trụ sở mới với sự khẳng định của Lãnh đạo ngân hàng các nhà bank này là việc xây dựng trụ sở mới hoàn toàn trong tầm kiểm soát và khả năng tài chính của các nhà Bank.

Có lẽ vì mục tiêu phát triển và mong muốn xây dựng hình ảnh thương hiệu của các ông lớn trong hệ thống các nhà bank  và việc sử dụng lượng vốn trong hệ thống này đang dư thừa hoặc là do tự giải quyết các vấn đề nợ xấu những chiến tích thu được từ việc “thanh lý các khối tài sản mà các doanh nghiệp đã thế chấp không có đường lấy lại” hay nói một cách khác các doanh nghiệp thì “chết” còn các nhà bank các ông chủ nợ thì phát triển và hoành tráng hơn, sau sự việc này chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật vì sao nền kinh tế xuống dốc, vì sao các doanh nghiệp chết yểu và vì sao có chuyện thâu tóm doanh nghiệp và lợi ích nhóm trong toàn thể các lĩnh vực của nền kinh tế ? Liệu có phải một phần chủ yếu là do chính sách tài chính tiền tệ gây ra hay không? Qua đó ta cũng cần nhìn rõ vấn đề lãng phí và chống lãng phí ngay trong cơ chế chính sách và việc ban hành các văn bản quy pháp pháp luật mới hoặc sửa đổi bổ sung!

Về mặt xác định vì hình ảnh thương hiệu thể hiện qua việc đầu tư xây dựng trụ sở mới trong bối cảnh hiện nay là không đúng vì giá trị hoạt động và phục vụ khách hàng giúp các doanh nghiệp đứng dậy và phát triển để ổn định nền kinh tế mới là nhiệm vụ mục tiêu và đẳng cấp của các nhà Bank hiện nay chứ không phải bằng những tòa trụ sở khang trang do chính nhà băng sở hữu. Cụ thể các ngân hàng ngoại hoạt động tại Việt Nam họ đều thuê trụ sở làm việc nhưng uy tín thương hiệu của họ rất cao. Và bản thân khách hàng giao dịch cũng không quan tâm tòa trụ sở của nhà băng đó là đi thuê hay do chính ngân hàng sở hữu".

Cũng có thể  không loại trừ khả năng, nguồn vốn trong ngân hàng hiện nay đang khá dư thừa do tín dụng bị tắc, thay vì tìm cách bơm vào nền kinh tế thì các nhà băng tự bơm vào các dự án xây dựng trụ sở của chính mình.

Do vậy, hầu hết các ngân hàng đều khẳng định việc xây dựng dựa trên nguồn vốn tự có (gồm vốn điều lệ, các quỹ và lợi nhuận chưa chia) của mình.

Nhưng các ngân hàng có nhiều cách để "lách".Cũng có thể các ngân hàng có thể xây bằng tiền vay thay vì lấy hết nguồn vốn tự có. Ngoài ra, ở nhiều ngân hàng, chủ yếu ở khối cổ phần, họ có thể cho vay công ty con hoặc công ty sân sau đứng ra xây trụ sở rồi thuê lại chính tòa nhà này. "Như vậy vừa đẩy được tín dụng ra vừa không vi phạm quy định" Như vậy là gây lãng phí ngay trong các văn bản quy phạm pháp luật khi thực thi là kém thậm trí là không khả thi.

Mặt khác các cơ quan chức năng của nhà nước cũng cần phải vào cuộc để thanh tra và kiểm tra các nguồn thu hợp pháp của các nhà Bank hiện nay chủ yếu từ đâu để tìm ra câu trả lời đích thực.

Liệu các ngân hàng tiền thừa nhiều như “rác” có đúng không ? Sao họ đua nhau xây dựng trụ sở mới tới hàng chục ngàn tỷ đồng trong khi nền kinh tế đặc biệt khó khăn và các dự án BĐS còn ứ đọng để thừa bỏ hoang loại hàng tồn này nếu sử dụng hết cũng phải đến vài thập kỷ. Liệu đây có phải là vấn đề cần bàn trong việc sửa đổi luật "Thực hành tết kiện" " chống lãng phí" tại nghị trường QH hôm nay hay không? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ ... 
                                       (Tamnhin.net) Mai Huy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét