12:31
Cần 1,8 tỉ
USD để rút ngắn thời gian chạy tàu Hà Nội - TP.HCM
TT - Qua xem xét các nghiên cứu của tư
vấn Nhật Bản về phương án nâng cấp đường sắt Bắc - Nam, Bộ GTVT đồng ý nghiên
cứu phương án cải tạo để tàu khách đạt tốc độ bình quân 90 km/giờ, thời gian
chạy Hà Nội - TP.HCM còn hơn 25 giờ (hiện tại là 30 giờ).
Ảnh: N.C.T.
Đồ họa: Như Khanh
Tại cuộc họp thông qua báo cáo cuối kỳ về nghiên cứu lập dự án
đường sắt cao tốc các đoạn Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang do Cơ quan Hợp
tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và các công ty tư vấn thực hiện vào cuối tuần qua,
nhiều phương án nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam được đưa ra trong mối
tương quan với sự phát triển đường sắt cao tốc.
Khả thi nhất về kinh tế
Kết quả nghiên cứu của các đơn vị tư vấn Nhật Bản đã đưa ra bốn
kịch bản nâng cấp tuyến đường sắt dài 1.762km từ Hà Nội tới TP.HCM và kiến
nghị nên thực hiện phương án cải tạo để chạy tàu khách đạt tốc độ bình quân
90 km/giờ, rút thời gian từ Hà Nội - TP.HCM còn hơn 25 giờ (hiện tại là 30
giờ) càng sớm càng tốt (phương án A2). Thực hiện phương án này vẫn giữ khổ
đường đơn rộng 1m, ước tính chi phí đầu tư 1,8 tỉ USD và được xem khả thi
nhất về kinh tế.
Với phương án nâng cấp đường sắt hiện tại lên đường đôi, khổ
1,435m để nâng tốc độ chạy tàu khách lên 150 km/giờ, tàu hàng 80 km/giờ (tàu
chở container 120 km/giờ) với kinh phí ước tính 27,7 tỉ USD được phía tư vấn
đề nghị không nên thực hiện. Đề nghị này được dựa trên tính toán về việc
chuyển đổi đường sắt hiện tại sang khổ lồng và nâng cấp lên tốc độ tối đa 200
km/giờ sẽ gặp nhiều bất hợp lý.
Cụ thể, nếu nâng đường sắt hiện tại lên tốc độ chạy tàu tối đa
200 km/giờ bằng đường khổ lồng (chạy tàu khổ đường 1m và cả 1,435m) thì việc
khai thác kết hợp tàu khách tốc độ cao trên đường 1,435m và tàu hàng trên
đường 1m cũng không đạt được tốc độ cao. Nếu thực hiện chuyển đổi khổ lồng ở
tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM thì đường sắt sẽ phải dừng hoạt động trong thời
gian dài hơn nhiều.
Còn nâng cấp đường sắt hiện tại đạt tốc độ tối đa 200 km/giờ thì
vẫn giữ đường sắt hiện tại để chạy tàu trong khi xây dựng đường 1,435m bên
cạnh. Nếu tính cả hệ thống công trình điện, tín hiệu, đầu máy toa xe phải
thay đổi để đạt tốc độ chạy tàu 200 km/giờ trên nền đường sắt cũ, JICA ước
tính cần phải đầu tư khoảng 40 tỉ USD, gần như ngang với chi phí xây dựng một
tuyến mới với tốc độ tương đương.
Quá trình nâng cấp này cũng cần tới 14-23 năm. Nếu thực hiện
phương án này thì khó có thể điều chỉnh để trở thành hệ thống đường sắt cao
tốc 300 km/giờ do chi phí xây dựng cao và thời gian xây dựng kéo dài. Bên
cạnh đó, nếu nâng cấp đường sắt hiện tại lên tốc độ 200 km/giờ và khai thác
cả tàu khách lẫn tàu hàng trên một tuyến cũng sẽ làm giảm tốc độ tàu khách,
đồng thời gây nhiều khó khăn cho công tác bảo trì cũng như sắp xếp biểu đồ
chạy tàu vì lịch chạy tàu dày đặc.
Chỉ xây mới đường sắt tốc độ cao
JICA đưa ra ba kịch bản xây dựng tuyến đường sắt Bắc -
Tuy nhiên, với các phân tích về kết hợp chạy cả tàu khách và tàu
hàng ở tốc độ tối đa 200 km/giờ, JICA cho rằng sẽ có nhiều vấn đề an toàn cần
giải quyết, đồng thời vận tốc chạy tàu khách cũng giảm. Nếu duy trì vận tốc
tối đa của đường sắt cao tốc trên 300 km/giờ thì tuyến đường sắt Hà Nội -
TP.HCM dài trên 1.500km mới có khả năng cạnh tranh được với hàng không. Nhưng
do chi phí đầu tư đường sắt cao tốc quá lớn nên việc phát triển phải thực
hiện theo giai đoạn, bắt đầu từ một số đoạn ưu tiên.
Việc phát triển toàn tuyến đường sắt cao tốc từ Bắc vào
Mặc dù phương án xây mới đường sắt đôi khổ 1,435m, tốc độ 160-200
km/giờ không được đánh giá kỹ trong báo cáo so với phương án làm đường sắt
cao tốc nhưng kết luận cuộc họp, Bộ GTVT chọn phương án này báo cáo Chính phủ
để trình Quốc hội xin ý kiến về chủ trương phát triển. Còn với những nghiên
cứu của JICA, Bộ trưởng Đinh La Thăng giao Tổng công ty Đường sắt VN tổ chức
nghiệm thu báo cáo để JICA công bố độc lập về báo cáo này.
|
(Theo Tuổi trẻ) TUẤN PHÙNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét