12:01
Bức tượng Phật ôm người đàn bà khỏa thân
Theo tin từ BBC, cư dân mạng Thái Lan đang hết sức giận dữ sau khi một tấm hình chụp tượng Đức Phật kiết già ôm trong lòng một cô gái khỏa thân được tung lên Facebook (ngày 28 tháng 2). Bức tượng này được cho là tọa lạc tại Việt Nam. BBC cũng cho hay, một netizen (cư dân mạng) Thái tuyên bố người nặn bức tượng này là quỷ dữ và muốn thóa mạ Phật giáo, người khác thậm chí kêu gọi chính phủ Thái cần truy tìm bức tượng này và hủy nó ngay lập tức vì nó là báng bổ Đức Phật mà các tín đồ Phật giáo hằng thờ phụng và kính trọng.
Sự việc xảy ra cũng không có gì khó hiểu, bởi Thái Lan vốn coi đạo Phật là quốc giáo và lượng tín đồ sùng đạo luôn ở mức cao nhất trong các quốc gia thuần Phật giáo. Tuy nhiên, đây không phải tượng Đức Thích Ca Mầu Ni như lầm tưởng, mà mô phỏng một vị bồ tát (danh vị thấp hơn Phật) – Đức Phổ Hiền bồ tát (tiếng Phạn đọc là Samantabhadra, समन्तभद्र), một trong những vị bồ tát quan trọng nhất của Phật giáo Đại thừa (hệ phái phổ biến tại Trung Á, Đông Bắc Á, Tây Tạng và Việt Nam), nhưng người Thái Lan theo dòng Tiểu thừa (hệ phái phổ biến tại Nam Á, Đông Nam Á).
Đức Phổ Hiền được coi là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho Bình đẳng tính trí (trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt). Đức ngài thường cưỡi voi trắng sáu ngà (voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà cho sự chiến thắng sáu giác quan). Biểu tượng của đức ngài là ngọc như ý và hoa sen. Phổ Hiền bồ tát trú xứ tại núi Nga Mi – địa điểm dừng chân trong chuyến hành trình từ Ấn Độ sang Trung Hoa. Trong điêu khắc, Phổ Hiền bồ tát thường được tạc với tư thế Yab-Yum (mô phỏng hành vi phối ngẫu), đức Phổ Hiền tọa thiền (thường có màu đỏ sẫm), ôm một người đàn bà khỏa thân (thường là màu đỏ tươi). Trong tác phẩm Tây du ký của Ngô Thừa Ân, tại hồi thứ 24, Phổ Hiền bồ tát hóa thành một trong ba mĩ nữ để thử lòng Bát Giới.
Phổ Hiền bồ tát được thờ nhiều nhất là trong giáo phái Mật Tông (nguồn gốc từ Tây Tạng), vậy nên, bức tượng gây xôn xao cộng đồng mạng vừa qua có lẽ cũng thuộc về những người theo Mật Tông.
Theo TTXVA
Bác bức tượng và hình vẽ trên không thể tìm thấy ở bất kỳ ngôi chùa nào tại Việt Nam. Đa số người VN vốn sùng đạo phật, kể cả người không theo đạo. Chùa chiền là những nơi luôn được coi là thâm nghiêm, tôn kính. Giả thuyết của BBC cho hình ảnh trên được phát tán từ VN là dụng ý xấu nhằm phá hoại mối đoàn kết giữa các dân tộc trong khu vực vốn đang rất tốt đẹp.
Thương Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét