06:50
Không chỉ “chạy” mà còn “đấu thầu”
Chuyện
bỏ ra hơn 100 triệu đồng “chạy” thi đỗ công chức ở Hà Nội lại một lần nữa xới
lên những bức xúc của dư luận. Khi người có trình độ kém bỏ ra số tiền lớn để
có việc, có chức quyền thì hẳn suốt ngày chỉ nghĩ cách thu hồi vốn và chuyện
hành dân, kiếm chác là tất yếu
Phát biểu tại
phiên họp HĐND TP Hà Nội vào ngày 7-12, ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban
Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, thẳng thắn: “Tôi xin mách với các đồng chí lãnh đạo
quận, huyện là trưởng phòng nội vụ các quận, huyện đang là đầu mối thu hút
việc tiếp nhận hồ sơ và nhận tiền “chạy” của các thí sinh để đỗ công chức và
không dưới 100 triệu đồng”.
“100 triệu đồng là còn ít”
Bên cạnh chức
trách thì phát ngôn của ông Dực càng đáng tin hơn khi ông dẫn chứng: Có
trường hợp thí sinh làm bài không sai một dấu chấm, dấu phẩy so với đáp án.
Khi tham gia hội đồng chấm thi công chức, ông đã phát hiện 2 giáo viên đánh
dấu vào bài của thí sinh. Ông Dực cũng dẫn chứng ngay ở cơ quan mình: Khoảng
30% cán bộ làm việc tốt, 35% khá và trung bình, còn lại là giao việc không
yên tâm... Đáng lo hơn là muốn cho nghỉ việc số cán bộ “giao việc không yên
tâm” ấy không hề dễ bởi họ đã là công chức.
Ông Phạm Thanh
Học, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, cho biết tình trạng tiêu cực
trong tuyển dụng cán bộ công chức (CBCC) lâu nay đã râm ran. “Thực tế người
dân biết nhiều chuyện nhưng không dám hoặc chưa có diễn đàn để nói”- ông Học
nói và cho biết sẽ đề nghị trưởng ban chỉ đạo chương trình cải cách hành
chính TP cho phép ngay trong năm 2013 tiến hành điều tra xã hội học về tình
trạng tiêu cực trong tuyển dụng CBCC của TP.
Biên chế thanh tra xây dựng ở một số quận, huyện của TP Hà
Nội chiếm tỉ lệ cao
đã gây sự chú ý bởi giám sát các công trình xây dựng không
cần đến đội ngũ đông đảo như vậy
Ông
Lê Văn Cuông, nguyên phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa - một
trong những đại biểu chất vấn nhiều nhất trên diễn đàn Quốc hội về chuyện
chạy quyền, chạy chức, nói tình trạng này vẫn chưa cải thiện. “Có lần tôi
chất vấn bộ trưởng Bộ Nội vụ thì bị chất vấn ngược lại là hãy chỉ cho ông ấy
biết đó là ai. Sau đó, tôi có chỉ ra 2 người, công dân chuyển cho tôi 2 lá
thư, tôi có chuyển cho bộ trưởng nhưng bộ trưởng lại chuyển xuống địa phương,
địa phương báo cáo lại và bộ trưởng gửi cho tôi.
Đến
khi tôi chuyển lại trả lời cho công dân thì họ càng bất bình hơn” - ông Cuông
nhớ lại. Ông Cuông cho biết dù đã về hưu nhưng ông vẫn nhận được rất nhiều
phản ánh của bà con nhân dân về chuyện chạy quyền, chạy chức, chạy việc.
“Trước đây, tôi chỉ nói vài ba chục triệu để có một vị trí làm việc nhưng giờ
thay đổi quá rồi.
Giờ
ở Thanh Hóa thôi, tôi nghe nhiều phản ánh cũng tới hàng trăm triệu, Hà Nội mà
bỏ ra 100 triệu đồng để làm công chức là còn ít đấy” - ông Cuông nói. Thậm
chí, theo ông Cuông, giờ không phải “chạy” nữa mà đã là “đấu thầu”, ai bỏ
tiền cao hơn thì được ngồi vào vị trí đó. Vị trí càng nhiều “bổng lộc” thì
giá “đấu thầu” càng cao.
Phải thay đổi cơ chế, cách tuyển chọn
Kết
quả điều tra xã hội học được Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới (WB)
công bố gần đây cũng chỉ ra rằng vấn đề tuyển dụng, đề bạt CBCC ở Hà Nội,
TPHCM và nhiều tỉnh, TP khác đang có nhiều vấn đề. Việt
Mặc
dù có ít CBCC nói rằng việc tuyển dụng và đề bạt phải trả hối lộ nhưng 17%
nói họ đã chứng kiến việc đề bạt những người không đủ năng lực. Theo đánh
giá, Việt
Theo Thanh tra
Chính phủ và WB, việc kiên trì các nỗ lực tăng cường coi trọng tài năng trong
hệ thống công vụ để hạn chế tình trạng “chạy chức” và “mua chỗ” đồng thời
cũng giảm thiểu cơ hội trục lợi trong khu vực Nhà nước sẽ là những nội dung
quan trọng trong chương trình phòng chống tham nhũng của Việt Nam trong những
năm tới. Cuộc điều tra cho thấy những tỉnh, TP quyết định tuyển dụng và đề
bạt dựa trên tài năng thực tế có mức độ tham nhũng thấp hơn.
Theo ông Lê Văn
Cuông, phải thay đổi căn bản cơ chế, cách tuyển chọn CBCC. Việc CBCC không
làm được việc, yếu năng lực chuyên môn nhất thiết cũng phải xem xét trách
nhiệm của lãnh đạo đơn vị. “Tôi thấy chất lượng đội ngũ CBCC ngày càng giảm
sút. Người có tài thì không vào vì lương thấp, không muốn bỏ tiền chạy chọt.
Những anh trình độ kém bỏ ra số tiền lớn để có việc, chức quyền thì chỉ suốt
ngày nghĩ ra cách thu hồi vốn nên chắc chắn dẫn tới thái độ hành dân để
kiếm chác” - ông Cuông nói.
(Theo Người Lao động)
ĐỖ DU
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét