14:36
"Rất
nhiều người than phiền về Nghị định phạt xe không chính chủ"
(GDVN) - “Và ngay cả việc xe đã
sang tên đổi chủ hay chưa thì cơ quan chức năng cũng phải tự chứng minh chứ
người dân không phải chứng minh”, LS Hải nói.
Nghị định 71/2012/NĐ-CP đã có hiệu lực
pháp luật. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn rất hoang mang và bỡ ngỡ với nhiều
quy định trong Nghị định này. Không chỉ là quy định về việc mua bán xe nhưng
không sang tên đổi chủ mà còn cả những băn khoăn xung quanh việc quy định xử
phạt các trường hợp không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao
thông theo quy định của pháp luật (ô tô từ 6 - 10 triệu đồng, xe máy 800 -
1,2 triệu).
Với những nét khá tương đồng với quy
định xử phạt những chủ xe mua bán xe mà không sang tên đổi chủ, việc quy định
như vậy cũng rất dễ dẫn đến việc nhiều người dân hiểu rằng, thời gian tới,
khi Nghị định về quỹ bảo trì đường bộ có hiệu lực (1/1/2013) thì người dân
khi tham gia giao thông nếu không mang theo giấy chứng nhận đã nộp phí bảo
trì đường bộ sẽ bị phạt theo Nghị định 71.
Và nhiều người đã đặt ra vấn đề là
trong khi Luật Giao thông đường bộ chỉ bắt người dân khi tham gia giao thông
phải mang theo giấy phép lái xe, đăng kiểm, bảo hiểm và đăng ký xe thôi thì
khi làm nhiệm vụ, CSGT có quyền yêu cầu người dân xuất trình giấy chứng nhận
nộp phí để kiểm tra làm căn cứ xử phạt hay không? Và nếu người dân không xuất
trình hoặc, không mang theo (vì luật không yêu cầu) có bị xử phạt theo Nghị
định 71 hay không?
Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam về vấn đề
này, Luật sư Trần Vũ Hải (Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải, Đoàn Luật sư TP. Hà
Nội) cho biết: “Theo quan điểm của tôi, rất nhiều người từ người dân cho đến
các chuyên gia kêu ca Nghị định 71/2012/NĐ-CP nên Chính phủ cần phải xem lại.
Còn về thẩm quyền phạt, bởi vì theo những nguyên tắc luật giao thông đường bộ và các quy tắc về giao thông, những quy định khác thì phải xem lại cảnh sát giao thông có được quyền phạt không. Nếu cho rằng bất kỳ cơ quan nào cũng được phạt thì sẽ thành một tiền lệ xấu. Ở đây, người dân không có nghĩa vụ phải chứng minh mà nhà nước có nghĩa vụ phải chứng minh”.
Ông Hải nói tiếp: “Trong trường hợp đó thì nhà nước phải
tự xây dựng một hệ thống mạng của mình. Khi có vấn đề thì kiểm tra rất nhanh
qua hệ thống mạng đó để biết người nào đã nộp phí, người nào chưa. Và CSGT
trong trường hợp đó cũng không phạt người ta được và sẽ đề nghị cơ quan khác
phạt.
Ở nước ngoài có cảnh sát đô thị với rất nhiều chức năng do cấp trên giao cho nhưng ở nước ta thì chưa có loại hình cảnh sát đó. Và ngay cả việc xe đã sang tên đổi chủ hay chưa thì cơ quan chức năng cũng phải tự chứng minh chứ người dân không phải chứng minh”. Ông Hải nói đùa: “Nếu người dân phải chứng minh thì có lẽ sẽ phải đem theo 1 xe tải giấy tờ để không bị phạt khi đi đường”. Có một thực tế là nhiều quy định trong Nghị định 71 không hề mới nhưng đã gây hoàng mang cho dư luận khi Nghị định này có hiệu lực thi hành. Lý giải điều này, LS Trần Vũ Hải nói: “Có một nguyên tắc về các văn bản pháp quy là những vấn đề nào liên quan đến người dân thì phải có dự thảo và công bố rộng rãi cho nhân dân. Và hiện nay trên báo chí và truyền hình thì những câu chuyện như vậy phải được bàn luận trước rất kỹ. Khi có sự đồng thuận cao thì mới làm, còn khi thấy có sự vô lý thì phải điều chỉnh và bổ sung”.
(Theo Giáo dục VN) Tuệ Minh
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét