07:00 'Đua' với bệnh viện công: Khó phá thế độc quyền? VietNamnet– Trong cuộc đua với các bệnh viện công lập về việc cung ứng các sản phẩm y tế chất lượng cao và dịch vụ tốt (tương ứng với mức giá cao), các bệnh viện tư nhân đang tỏ ra “lép vế”. Nếu không có một chiến lược lâu dài và ổn định thì các bệnh viện tư nhân trong hệ thống y tế khó phá thế độc quyền của các bệnh viện công lập lớn có truyền thống lâu đời. Thế “độc quyền” của bệnh viện công lập Ông Lý Ngọc Kính, nguyên Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định: Hầu hết mọi phiền hà,tiêu cực trong các bệnh viện công lập lớn được phản ánh trên báo chí là do vai trò độc quyền của các bệnh viện này. Lý giải sự độc quyền này, ông Kính cho biết: Kể từ khi thành lập đất nước, chúng ta đã có chủ trương chỉ thành lập bệnh viện công chứ không có bệnh viện tư, vì nước ta xác định việc học hành và khám bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân được miễn phí. Từ đó, hệ thống ytế công lập được phân theo tuyến và khi đã lên đến tuyến cao nhất thì người bệnh không còn lựa chọn nào khác, trừ việc đi nước ngoài khám bệnh (việc này không phải ai cũng có điều kiện).
Do đó, thế độc quyền của các bệnh viện công lập ra đời, theo thời gian nó được duy trì và ngày càng được củng cố.“Tại các nước khác, y tế tư nhân là cơ bản và họ phát triển hệ thống BHYT mạnh mẽ. Ngay như tại Thái Lan, đất nước họ có tới 60% là y tế tư nhân”, ông Kính cho hay. Từ thế độc quyền này, rất nhiều phiền toái, tiêu cực trong bệnh viện công lập lớn đã ra đời nhưng không bệnh nhân nào dám từ chối vì không còn lựa chọn nào khác. Rất nhiều người bệnh ở Việt Bằng chứng là các ca khó các bệnh viện tư nhân vẫn phải mời bác sỹ đầu ngành bên bệnh viện công lập giúp đỡ! Theo ông Kính, Bộ Y tế cũng nhìn ra được những điều này và muốn khuyến khích hệ thống y tế tư nhân phát triển. Ưu điểm của hệ thống y tế tư nhân là trong khi đất nước còn nghèo thì y tế tư nhân huy động được nguồn lực trong dân để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh. Nó cũng là một “đối thủ” cạnh tranh với các bệnh viện công lập (về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thái độ phục vụ) và tạo cho người dân có nhiều lựa chọn. Bộ Y tế cũng như Chính phủ đều khuyến khích bệnh viện tư nhân ra đời. Tuy nhiên, từ năm 1998 đến nay cả nước có hơn 100 bệnh viện tư nhân ra đời, hầu hết đều có quy mô nhỏ, chưa có sức cạnh tranh với bệnh viện công lập lớn (vì chỉ có một số chuyên khoa nhỏ, không đồng đều). Cạnh tranh khó, người bệnh còn phải chờ đợi Nhận định về xu hướng các bệnh viện đa khoa quốc tế có quy mô lớn với trang thiết bị hiện đại đang dần xuất hiện để cạnh tranh với các bệnh viện công lập, ông Kính thẳng thắn: Các nhà đầu tư bên bệnh viện tư nhân có đủ tiền để mua sắm trang thiết bị, xây phòng ốc hiện đại nhưng họ mắc một điểm là nguồn nhân lực của họ rất hạn chế. Từ đây, ông Kính nhận định: Sự cạnh tranh giữa hệ thống y tế tư nhân và y tế nhà nước đang ngày một rõ nhưng sức cạnh tranh thì còn chênh lệch rất nhiều. “Bệnh viện tư có mời được bác sỹ giỏi của bệnh viện công sang thì cũng chỉ được vài người, không thể mời tất cả những người đầu ngành của tất cả các chuyên khoa sang được. Trong khi đó, việc khám chữa bệnh đòi hỏi phải có sự đồng đều giữa các chuyên khoa, các ca khó cần hội chẩn liên khoa mới có thể giải quyết. Giống như trong một đội bóng, một siêu sao khó làm nên chuyện nhưng một đội hình đồng đều sẽ mang lại hiệu quả khác”,ông Kính nói. Lý giải việc bệnh viện tư đưa ra mức lương cao, môi trường và điều kiện làm việc tốt, áp lực ít hơn bệnh viện công nhưng vẫn khó “lôi kéo” nguồn nhân lực từ các bệnh viện công, ông Kính cho biết: “Ban đầu họ trả lương bác sỹ giỏi 60 triệu đồng/tháng. Nhưng nếu không đông bệnh nhân thì mức đó sẽ bị hạ xuống. Để nuôi một bộ máy như vậy thì lượng bệnh nhân phải tương xứng. Đây chính là điều không chắc chắn và khiến các bác sỹ phải suy nghĩ. Ngoài ra, tại bệnh viện tư, anh làm tốt thì được tăng lương, làm không tốt bị hạ lương, thậm chí bị đuổi. Nhưng ở bệnh viện công thì không có chuyện đó”. Với những vướng mắc như hiện nay,ông Kính cho rằng sự cạnh tranh giữa hệ thống y tế tư và công đang nhen nhóm nhưng “chưa ăn thua”, bệnh viện tư chưa “đấu đá” được với bệnh viện công lập nếu không có một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực lâu dài, bài bản để xây dựng thương hiệu. “Cần đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngay từ trong trường học để giữ chân họ, sau đó đưa ra nước ngoài để đào tạo nâng cao. Phải có chiến lược khép kín như vậy, không thể “hớt váng” được”, ông Kính bày tỏ quan điểm. Ngọc Anh |
Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét